Thứ Tư, 17 tháng 9, 2008

ĐIỂM HUYỆT

ĐIỂM HUYỆT

Điểm huyệt là môn có lịch sử từ rất lâu đời, là một phần chủ yếu của võ thuật cổ đại Trung Quốc, được giữ kín ít khi truyền thụ ra ngoài lý do tính cách nghiêm trọng và nguy hiễm của nó cho nên điểm huyệt càng thêm sâu sắc và thần bí hơn. Điểm huyệt là một kỹ thuật tấn công lấy huyệt đạo và kinh lạc trên cơ thể con người làm mục tiêu, căn cứ vào nguyên lý không thông thì đau, và các thủ pháp điểm, đánh , vuốt, cầm nã, động tác xuất chiêu thần tốc, dứt khoát nhanh và mạnh chính xác , vận dụng nội lực , đánh vào các huyệt đạo hiểm yếu trên cơ thể, để cắt đứt khí huyết nuôi cơ thể của đối phương, điều này làm khí huyết tắc nghẽn không lưu thông được và mục đích khống chế đối phương.

Trong ứng dụng thực tế của điểm huyệt chú trọng các tuyệt kỹ của Thiếu Lâm, Võ đang, Công gia, và trong dân gian. Điểm huyệt lưu hành phổ biến trong chúng ta không ngoài điểm huyệt trị bệnh, sức khoẽ hay sự miêu tả trong các tiểu thuyết võ hiệp, trên film ảnh, điểm huyệt còn gọi là "bác kích" là tán đả, tán thủ, kỹ kích của ngày nay, cái được gọi là điểm huyệt bác kích truyền thống thì ít người biết đến, mặc dù các tạp chí, sách vở có ghi chép lại nhưng cũng không đầy đủ chính xác. Cho nên điểm huyệt bác kích phải vận dụng nội ngoại lực của võ thuật thông qua một bộ phận nào đó làm công cụ đánh vào huyệt đối phương, kỹ thuật chính xác và tốc độ nhanh, từ đó sẽ gây ra một loạt những hậu qủa khí chạy theo kinh lạc không thông bị cản trở hoặc chạy rối loạn, gây nên đau đớn, nhức mỏi, choáng váng, hôn mê và có thể gây tử vong.

Điểm huyệt là nhắm vào các vị trí quan trọng trên cơ thể con người, vận dụng nội lực và võ công để phát huy kỹ thuật đánh, điểm, chụp cầm nã khiến đối phương mất khả năng phản kháng. Có các đặc điểm sau:

1. Ý- Khí - Lực hợp nhất chính là đặc điểm nổi bật của điểm huyệt

2. Kỹ pháp toàn diện, ngoài nội lực phải khéo léo kỹ pháp đánh trúng chính xác tốc độ nhanh vào các huyệt đạo

3. Bộ vị tinh tế là điểm vào các bộ phận huyệt vị , nó thu nhỏ lại càng nhỏ hiệu quả của đòn đánh tăng cao so với không đánh trúng

4. Công kỹ kết hợp là sự kết hợp hữu cơ thông qua công lực và kỹ thuật đánh trong võ thuật. Nội lực là gốc, kỹ pháp là phương tiện đả thương

KINH LẠC: Là con đường để khí, huyết, chất dịch vận hành trong cơ thể, đường chính gọi là Kinh , đường nhánh gọi là Lạc. Kinh Lạc có đường hướng tuần hoàn một cách quy luật và có sự liên kết phức tạp, phân bố đi khắp cơ thể như cơ quan nội tạng, các khoang cũng như da lông gân cốt liên kết mật thiết với nhau thanh một chỉnh thể hửu cơ thống nhất.

Kinh Lạc chia ra hai bộ phận gồm Kinh mạch và Lạc mạch. Kinh mạch chủ yếu có hai loại lớn là Thập nhị kinh mạch và Cơ kinh bát mạch

1./ Thập nhị kinh mạch: là bộ phận chủ yếu trong kinh lạc, còn gọi là Thập nhị chính kinh, gồm có Thủ thái âm phế kinh, Thủ thiếu âm tâm kinh, Thủ liễm âm tâm bào kinh, Thủ dương minh đại tràng kinh, Thủ thái dương tiểu tràng kinh, Thủ thiếu dương tam tiêu kinh, Túc thái âm tỳ kinh, Túc thiếu âm thân kinh, Túc liễm âm can kinh, Túc dương minh vị kinh, Túc thái dương bàn quang kinh, Túc thiếu dương đãm kinh, đây là căn cứ theo nguyên tắc tạng thuộc âm, Phủ thuộc dương, bên trong là âm, bên ngoài là dương, đem các kinh căn cứ vào tạng phủ mà chúng thuộc về kết hợp với bộ phận của tứ chi mà chúng tuần hoàn về, để định ra tên gọi của các kinh
Thập nhị kinh mạch phân bố trên tứ chi là Thái âm, Dương minh ở trước, Liễm âm, Thiếu dương ở trung gian, Thiếu âm, Thái dương ở sau.

Trên cơ thể Thủ túc tam âm dương kinh phân bố ở đầu mặt, trước, sau, cạnh bên của thân người, Thủ túc tam âm kinh thì phân bố ở vùng ngực, bụng. Thập nhị kinh mạch phân bố đối xứng với nhau hai bên cơ thể tuần hoàn theo một phương hướng nhất định. Quy luật tuần hoàn giao tiếp chung của chúng là:

- Thủ tam âm, từ ngực về tay, nối với Thủ tam dương

- Thủ tam dương, từ tay đến đầu, nối với Túc tam dương

-Túc tam dương , từ đầu đến chân, nối với Túc tam âm.

- Túc tam âm, từ chân đến ngực, nối với Thủ tam âm

Như vậy chúng cấu thành một đường tuần hoàn âm dương tương quan, tuần hoàn như không có đầu có cuối. Thập nhị kinh mạch là đường lưu thông khí huyết. Sự vận hành của khí huyết trong kinh mạch là kinh này nối tiếp kinh kia ứng theo từng giờ , thủ túc âm dương kinh nối tiếp nhau tuần hoàn thông suốt. Bắt đầu tuần hoàn từ thủ thái âm phế kinh, lần lượt đến Túc liễm âm can kinh, rồi đến Thủ thái âm phế kinh, đầu đuôi nối nhau , tuần hoàn không dứt

2.-Cơ kinh bát mạch: Là chỉ 8 mạch bao gồm Đốc mạch, Nhâm mạch, Xung mạch, Đới mạch, Âm duy mạch, Dương duy mạch, Âm lạc mạch, Dương lạc mạch, gọi chung là Cơ mạch là muốn thể hiện ý không giống với Thập nhị kinh mạch và liên hệ trực tiếp với tạng phủ, trong ngoài phối hợp với nhau, có quy luật vận hành như không có đầu cuối, phân bố theo những huyệt vị chuyên biệt của kinh đó, cho nên gọi chúng là Cơ kinh bát mạch.

Cơ kinh bát mạch sinh ra tử Thập nhị kinh mạch, quan hệ rất mật thiết với thập nhị kinh mạch, nó có chức năng điều tiết khí huyết âm dương của Thập nhị kinh mạch, nó có chức năng điều tiết khí huyết âm dương của Thập nhị kinh mạch, khi khí huyết của thập nhị kinh mạch căng đầy, thì nó chảy vào cơ kinh bát mạch để tích trử dự trữ. Khi hoạt động chức năng sinh lý con người cần đến, thì cơ kinh có thể dẫn ra va cung ứng

3.- Các huyệt hiểm yếu:

a/ Vùng đầu mặt:

1/ bách hội: tên gọi khác là Tam dương ngũ hội, Điên thượng, Thiên mãn, Nê hoàn cung, Duy hội , Thiên sơn. Thuộc Đốc mạch, là huyệt giao nhau giữa Đốc mạch , túc thái dương

Tác dụng: Tổn thương huyệt vị , đại não và nội tạng, lam rối loạn nội khí, thậm chí tử vong

2/ Thần đình: Tên gọi khác là Phát tế, thuộc Đốc mạch, thái dương, dương minh kinh.( năm ở chân tóc theo đường thẳng xuống sống mũi)

Tác dụng: tổn thương huyệt vị nội tạng làm rối loạn nội khí dẫn đến tử vong

3/ Ấn đường: thuộc về kinh ngoại cơ huyệt( nối hai chân mày)

Tác dụng: rối loạn nội tạng , nghiêm trọng có thế mất mạng

4/ Tố Mậu: tên gọi khác là Tị chuẩn, Chuẩn đầu, Diện vương, Diện chính ( trên đầu mũi) thuộc về Đốc mạch

Tác dụng: làm xuấất huyế không ngưng, có thể hôn mê bất tỉnh

5/ Thuỷ cấu:Tên gọi khác là Nhân trung, Tị nhân trung, Quỷ thị, Quỷ khách sảnh ( dưới mũi) thuộc về Đốc mạch, tâm túc dương minh kinh

Tác dụng : rối loạn nội khí

6/ Á môn: Tên gọi khác là Thiệt hoành, Thiệt yếm, Thiệt căn, Thiệt thủng, Hoành thiệt, yếm thiệt( nằm giữa chân tóc sau gáy)

Tác dụng: rối loạn nội khí cổ đau buốt năng có thể tử vong

7/ Giáp xa:Tên gọi khác là Cơ quan, Cơ môn, Khúc nha, Xỉ nha, Nha xa, Quỷ sàng, Quỷ lâm( khúc cong dưới tai)

Tác dụng: khiến xương cổ không cử động được, khó nói năng hợăc khớp xương hàm dưới trật khớp


Thứ Hai, 1 tháng 9, 2008

7 PHƯƠNG PHÁP YOGA THIỀN

7 phương pháp Vairocana nghĩa là 7 phương tiện để nhận thức quá trình vật chất và tâm linh. Đó là 5 phương pháp kết hợp dùng những biện pháp vật chất dẫn đến Thiền định sâu sắc, Tư tưởng thường kiểm soát bởi các giác quan, chủ yếu là thị giác nắm vai trò kiểm soát này. Vì vậy không nháy mắt, không cử động, tập trung nhìn vào khoảng cách độ 1,65m.
HIỆU QUẢ 7 TƯ THẾ:
- 2 chân xếp bằng có tác dụng điều hoà Prana hít vào "hơi thở đi xuống"
- Tư thế quân bình phân bố đồng đều nhiệt lượng sống của cơ thể "hơi thở điều hoà nhiệt độ"
- Cột sống thẳng đồng thời với việc nâng cơ hoành có tác dụng điều hoà dòng Prana thấm nhuần khắp cơ thể "hơi thở đi vào khắp nơi"
- Cổ gập lại có tác dụng điều hoà Prana thở ra "hơi thở đi lên"
- Đầu lưỡi để trên vòm họng đồng thời nhìn tập trung có tác dụng dẫn Prana "hơi thở giữ sinh lực" vào kênh dẫn trung tâm " là kênh chính để hút Prana vào. Nó chạy dọc trung tâm cột sống, dẫn phụ xuất phát từ nó và phân bố năng lượng Prana ( tất cả các quá trình tâm linh - vật chất đều phụ thuộc vào) cho từng trung tâm luân xa (cakra)"
Trong 5 phương pháp trên "Prana" có nghĩa là chức năng kiểm soát năng lượng cơ thể. Không có tên gọi chính xác nào tương đương với các chữ trên trong các chuyên từ sinh lý học Châu Âu. Tiếng phạn gọi là Prãna.
5 Prana như vậy được dẫn vào kêng trung ương, còn những Prana khác"các Prana kiểm soát các quá trình tiêu hoá, bài tiết, lưu thông, truyền các nhịp của tư duy, cảm giác v.v..." kiểm soát các chức năng cũng đi vào đó và như vậy làm loé sáng lên trí tuệ bất khả tư nghị, còn được gọi là sự yên tịnh của cơ thể, sự bất động của thân thể hay là thân thể được đặt trong trạng thái tự nhiên
SỰ IM LẶNG
- Giữ im lặng sau khi đã thở hết ra, gọi là sự yên tĩnh hay bất động của lời nói , hay lời nói trong trạng thái tự nhiên.
- Đừng nghĩ về quá khứ và tương lai, đừng nghĩ hiện nay ta đang đi vào con đường Thiền định, đừng coi chân không là hư vô
- Ở giai đoạn này không nên cố gắng phân tích một trong những ấn tượng do 5 giác quan cảm nhận bằnh cách nói rằng: " cái đó tồn tại; cái đó không tồn tại, ít ra trong một lúc nào đó hãy thực hiện thiền định liên tục trong khi giữ gìn thân yên tĩnh như một đứa bé đang ngũ và tâm trí ở trong trạng thái tự nhiên"
SỰ TĨNH TÂM:
khi bỏ mọi hình thái tư duy và quán tưởng bằng tâm khí, giữ gìn thân yên tĩnh như đứa bé đang ngũ. Khi cố gắng chân thành và tinh tiến theo những chỉ dẫn được minh sư cho phép.
Chắc chắn sẽ khởi lên trạng thái đồng sinh
Tilopa đã nói: "Đừng tưởng tượng gì cả, đừng suy nghĩ, đừng phân tích, đừng suy ngẫm đừng tư duy: "Hãy giữ tâm trí trong trạng thái tự nhiên"
Vị pháp sư của các giáo lý đã nói: " Con đường pháp môn đã được các đức Phật đi qua là sự chú ý không phân tán"
Cái đó được gọi là sự tĩnh tâm, sự bất động của tâm trí, hay là trí tuệ trong trạng thái tự nhiên.

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2008

BÁT ĐOẠN CẨM 八段錦



Bát đoạn cẩm là một môn khí công cũng đả có một lịch sử lâu đời như Ngũ cầm Hí, Lục tự Quyết. Bát đoạn cẩm đóng góp một vai trò quan trọng trong khí công dưỡng sinh. Chữ Bát trong Bát đoạn cẩm không chỉ hiểu là số 8, 8 đoạn, 8 tiết, và 8 động tác mà còn thể hiện các yếu tố công pháp này rất chặt chẽ với nhau.
NGUỒN GỐC:
Bát đoạn cẩm lưu truyền cho đến ngày nay có rất nhiều trường phái. Nói tóm lại có 2 trường phái chính là Nam và Bắc. Các động tác Nam phái mềm mại và chủ yếu các động tác đứng được truyền lại bởi Lương thế Sương. Còn Bắc phái lấy cương làm chính, chủ yếu là dùng mã bộ do Nhạc Phi truyền lại.Trên cơ sở các tư liệu Nam hay Bắc có cùng nguồn gốc. Còn tên người sáng tạo ra hiện nay chưa có tài liệu nào nói đến , chỉ biết lưu truyền trước đời Tống, qua đến đời nhà Minh ,Thanh Bát đoạn cẩm phát triển rộng rãi. Cho nên dù Bắc hay Nam phái đều có cùng một nguồn gốc, trong quá trình truyền bá , nó sẽ dẩn đến thống nhất

8 THỨC BÁT ĐOẠN CẨM:
Khác hẳn bài Bát Đoạn Cẩm nguyên gốc, bài Bát Đoạn Cẩm quốc tế dễ tập, có cách thở đơn giản hơn và đi theo trường phái dưỡng sinh trường thọ. Nó không có tác dụng phụ. Mỗi động tác đều mang những tác dụng thực tiễn.
1. Lưỡng thủ kình thiên lý tam tiêu (Hai tay chống trời điều lý cả vùng Tam tiêu):
Tác dụng: Tam tiêu gồm Thượng tiêu: Não, hệ tuần hoàn - hô hấp; Trung tiêu: Hệ tiêu hóa; Hạ tiêu: Hệ tiết niệu - sinh dục. Chủ yếu luyện thông kinh Tam tiêu, có tác dụng giúp ăn ngon, ngủ yên, trí tuệ minh mẫn, cơ thể cường tráng, mọi suy yếu sinh lý - sinh dục được điều chỉnh. Giúp trẻ em mau lớn, phát triển khả năng học toán. Trí tuệ thanh thản, không lười biếng, linh động hơn.
- 2 tay đưa lên: hít vào, điều khí đến cả vùng Tam tiêu từ huyệt Bách hội ở đỉnh đầu đi xuống gáy và đi lên sau tai, lên đuôi lông mày 2 bên. Phải nhón chân lên.
- 2 tay đưa xuống về 2 bên đùi: thở ra, cong 2 ngón chân cái lên để kích thích các huyệt thuộc kinh Đại tràng và nhóm kinh dương trước cẳng chân.

2. Tả hữu khai cung tựa xạ điêu (Tay trái, phải dương ra như xạ điêu bắn cung):
Tác dụng: Làm mạnh 2 cánh tay, cứng cáp đôi chân. Thông kinh Đại trường (kinh ruột già) gồm 20 huyệt từ đầu ngón tay trỏ tới cánh mũi; Trị táo bón, tê bại, phong thấp nhức gân, khớp xương; liệt nhẹ nửa người.
- Tay đưa ra bắn cung: hít vào.
- Tay đưa chéo về lại trước ngực: thở ra.
3. Điều lý tỳ vị đơn cử thủ (Điều hòa tỳ vị một tay đẩy lên):
Tác dụng: Dùng luyện khí, lưu thông 2 kinh Tỳ - Vị (dạ dày và lá lách). Giúp ăn ngon, ngủ được, mau đói, đại tiểu tiện thông suốt.
- Một tay đưa lên đầu, một tay ấn xuống bên hông trái: hít vào.
- 2 tay lật lại đưa về ngang chấn thủy: thở ra.
4. Ngũ lao thất thương, vọng hậu tiều (Liếc nhìn phía sau, xua đi “Ngũ lao thất thương” - những hao mòn cho sức khỏe):
Tác dụng: Chủ luyện hệ thần kinh. Đưa máu đầy đủ lên não.
- Đầu quay qua một bên và 2 bàn tay đưa ra 2 bên đùi: hít vào.
- Đầu trở về vị trí như cũ và 2 tay đưa lên bụng: thở ra.
5. Dao đầu bài vĩ khứ tâm hỏa (Lắc đầu vẫy đuôi xua hết tính nóng nảy):
Tác dụng: Làm tăng lượng máu lưu thông, mất tính nóng nảy vì thiếu máu.
- Đầu nghiêng qua một bên: hít vào.
- Đầu trở về vị trí cũ ở ngay giữa: thở ra.
6. Bối hậu thất điên bách bệnh tiêu (Phía sau giậm gót bảy lần trăm bệnh tiêu tan):
Tác dụng: Kích thích quan trọng 2 kinh Nhâm và Đốc (đường đi giữa trước và sau thân) tăng sinh lực. Có tác dụng hồi sức, thân thể cường tráng.
- Nhón chân lên, 2 tay ấn xuống: hít vào.
- Hạ chân xuống, 2 tay đưa lên: thở ra. Động tác này làm tối thiểu 30 lần.
- Nhón chân lên cao và chạm mạnh gót chân xuống đất: thở bình thường. Tối thiểu làm 100 lần.
7. Toàn quyền nộ mục tăng khí lực (Nắm chặt tay, trợn mắt tăng khí lực):
Tác dụng: Làm tăng khí lực do tay chân và thân eo liên lạc với nhau.
- Tay thủ ở hông: hít vào.
- Tay đấm ra: thở ra; rồi ở tư thế này hít vào và tay kia đấm ra và thở ra.
8. Lưỡng thủ phang túc cố thận eo (Hai tay phang xuống chân, bền thận và giữ eo):
Tác dụng: Lưu thông mạch nhâm - đốc và thận kinh. Giúp gân cốt mềm mại, dẻo dai, tủy sống được săn sóc, tinh thần vui vẻ sảng khoái. Bổ thận tráng dương.
- Thân đưa từ dưới lên và ưỡn ra sau: hít vào.
- Thân cúi xuống, vuốt 2 chân: thở ra.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không thích hợp cho người đang bệnh nặng.
Tuy nhiên việc thực hành Bát Đoạn Cẩm không thể tiến hành tùy tiện mà phải được một vị thầy đã kinh qua công phu nội tạng thì mới tránh được tai họa lớn cho hành giã.
Theo khách quan của tôi thì Bát đoạn cẩm, Ngũ cầm hí, Dịch cân kinh, Lục tự quyết cũng gần với hệ thống Hồng quyền La phù Sơn có Đơn và Bộ Nội công, trong Hồng quyền có phần khó tập luyện hơn và nhiều hơn ( 36 đơn và 12 bộ nội công)
Sau đây là videoclip cho 8 bài luyện khí công Bát Đoạn Cẩm hiện đại


1./LƯỞNG THỦ KÌNH THIÊN LÝ TAM TIÊU :


2./TẢ HỬU KHAI CUNG TỰA XẠ ĐIÊU:

3./ĐIỀU LÝ TỲ VỊ ĐƠN CỬ THỦ:


4./NGŨ LAO THẤT THƯƠNG, VỌNG HẬU TIỀU:

5./ DAO ĐẦU BÀI VĨ KHỨ TÂM HOẢ:

6./ BỐI HẬU THẤT ĐIÊN BÁCH BỆNH TIÊU:

7./TOÀN QUYỀN NỘ MỤC TĂNG KHÍ LỰC:

8./ LƯỠNG THỦ PHANG TÚC CỐ THẬN EO:

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2008

NGŨ CẦM HÍ


Từ những ngàn năm trước đây, người Trung Hoa đã biết con người có một năng lực nội tại, nếu biết cách phát huy những khả năng tiềm ẩn bên trong con người thì sức khoẻ sẽ trở nên mạnh hơn, phòng tránh các bệnh tật, năng lực siêu nhiên đó là Khí, Khí là nguồn năng lực sống, nó luôn luôn luân lưu trong khắp cơ thể, đi qua các kinh mạch, vào phủ tạng. Nó được thể hiện dưới cả hai dạng Vật chất và Tinh thần. Ngũ cầm hí là môn Khí công động dựa trên cơ sở vận động của 5 loại vật: Hùng (Gấu), Hạc (chim Hạc), Hổ (Cọp), Viên (Khỉ) và Lộc ( Nai). Luyện tập Ngũ cầm hí có tác dụng khai thông kinh mạch, điều hoà khí huyết, từ yếu tố này sẽ nâng cao thể trạng cơ thể giúp người tập luyện khoẽ mạnh, vững chắc, nhanh nhẹn.
Ngày nay, khi cuộc sống mỗi ngày con người ta sống trong một thế giới văn minh hiện đại, họ quên đi những cái của tiền nhân để lại , họ chỉ biết tiền tài danh vọng và họ muốn những cái có mau chóng không tốn nhiều thời gian, nhưng điều này đả làm mất đi những tinh hoa của tiền nhân để lại cho con người một bài thuốc quý không phải mất tiền mua , muốn mua cũng không phải là có được, mà là phải do hành giả đó có chuyên cần tu luyện thì mới có. Do vậy khi đời sống đã nâng cao thì ta lại càng nên chú ý nhiều hơn đến vấn đề sức khoẽ hơn. Sức khõe không phải tự nhiên mà có trong một sớm một chiều, học vài ba ngày mà thành công, hoặc mượn một năng lực siêu nhiên nào đó làm cho mình mà hiện nay rất phổ biến khắp nơi. Đó chỉ là tự kỵ ám thị mà họ cho là sức khõe siêu phàm, nếu điều này mà dể dàng thì có lẽ xã hội này chẳng có ai bệnh tật, bác sĩ thất nghiệp bỏ nghề y. Do vậy chuyên cần tập luyện Ngũ cầm hí đòi hỏi phải tập luyện lâu dài theo thời gian mỗi ngày thăng tiến chứ không thể nói tập cho vui hay tập theo phong trào, nếu tư tưởng thiển cận như vậy cho dù có tập cũng khó thành công
NGUỒN GỐC:
Có nguồn gốc từ thời cổ đại.Theo ghi chép lại trong sử sách thì vào thời đó Trung quốc có nhiều sông ngòi, khí hậu ẩm thấp làm cho nhiều cư dân nơi đây mắc bệnh về khớp, để khắc phục điều này người dân nơi đây đã tạo ra các vũ điệu giúp mọi người vận động một cách tự nhiên, những vũ điệu này là những dấu hiệu đầu tiên của khí công cổ đại Trung quốc.
Căn cứ vào tư liệu bây giờ thì sớm nhất là từ thời Nam Bắc triều, trong "dưỡng sinh diên mệnh lục" của Đào hoàng Cảnh viết, cuối đời Đông Hán có thể cho rằng các động tác Ngũ cầm hí do Hoa Đà sáng chế, nhưng độ khó tập luyện rất lớn. Từ đó về sau, trong các tác phẩm nổi tiếng như "Di môn quảng độc - Xích phượng thuỷ" của Chu Lữ Thanh đời Minh. "Vạn thọ tiên thư - Đạo dẫn Thiên" của Tào Vô Cực đời Thanh. "Ngũ cầm Hí công pháp đề thuyết" của Đế tích Phan . . . đều dùng hình thức dùng chữ và hình tương đối chi tiết để mô tả công pháp luyện tập Ngũ cầm hí. Những công pháp này so với "Duỡng sinh diên mệnh lục"đều có những khác biệt thêm bớt tương đối lớn, động tác Ngũ cầm đều là đơn thức. Những tư liệu quý giá này là những căn cứ quan trọng cung cấp cho đời sau nghiên cứu
Với đặc điểm của Ngũ cầm Hí, phối hợp học thuyết tạng phủ kinh lạc của đông y, không những có tác dụng chỉnh thể đối với sức khoẻ, mà còn có công hiệu riêng mỗi một Hí, mô tả cái uy mãnh của con Hổ; cái an nhàn thoải mái của con Nai;cái trầm tỉnh của con Gấu;cái linh hoạt của con Vượn; cái nhẹ nhàng sắc bén của con Chim Hạc, ẩn chưa thần thái của Ngũ cầm Hí là hình thần đều chu đáo, ý khí theo nhau, nội ngoại hợp nhất
Bài viết này dẩn trích từ Chu Nhân Thuận
VIDEO CLIP NGŨ CẦM HÍ:

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2008

LỤC TỰ QUYẾT


Lục tự quyết còn gọi là Lục tự pháp là một bài tập khí công dưỡng sinh đả có từ lâu, là một phương pháp tập luyện khí công dưỡng sinh dựa trên cơ sở học thuyết ngũ hành. Từ xa xưa Lục tự quyết chỉ lưu hành trong Đạo giáo, ngày nay nó được thống nhất hoàn thiện và được coi là một trong những môn khí công dưỡng sinh và dành cho những người ham thích nghiên cứu luyện tập để tăng cường sức khoẽ. Phương pháp luyện tập hít vào bằng mũi thở bằng miệng và phát ra âm thanh 6 chử (lục tự). Mặc dù ngày nay có nhiều quan điễm khác nhau về cách phát âm, nhưng dù thế nào thì chẳng ai phủ nhận được tác dụng của Lục tự quyết đối với sức khoẽ của con người, đó chính là lý do ngày nay có nhiều người chọn Lục tự quyết để làm môn thể dục dưỡng sinh.
NGUỒN GỐC:
Lục tự quyết bắt đầu xuất hiện từ thời Nam Bắc Triều của đât nước Trung quốc, được ghi chép trong "Dưỡng tính diên mệnh lục"của Đào hoàng Cảnh, là một trong những nhân vật đại diện cho phái Mao sơn của Đạo gia, cũng là một danh y nổi tiếng của Trung quốc.
Sau Đào hoàng Cảnh, có rất nhiều môn phái phát triển và bổ sung. Trong đó tiêu biểu là môn pháp ngồi Thiền của Phật giáo được các cao tăng đời Tuỳ ghi trong "Đồng mông chỉ quan". Nhà y học nổi tiếng đời Đường là Tôn tư Mạc cũng phát huy phương pháp Lục tự quyết của Đào hoàng Cảnh trong " Bí cấp thiên kim yếu phương", ông nhấn mạnh đến việc thở từ từ; Hồ Âm một học giả Đạo giáo đời Đường đả thay đổi phương pháp kết hợp Lục tự quyết với Ngũ tạng "Hoằng đình nội cảnh ngũ tạng lục phủ bổ tiết đồ"
"Thái thượng ngọc trục Lục tự khí quyết" của Trâu phát Am đời Tống , viết chi tiết nhất về Lý luận và phương pháp của Lục tự quyết, đưa ra những yêu cầu khá cụ thể về phương pháp hít thở và nhả âm. Ngoài ra trong sách ông bổ sung thêm thế dự bị như chống hai hàm răng vào nhau đẩy và nuốt nước bọt.
Từ những tư liệu hiện có chúng ta có thể thấy, trước thời nhà Minh, Lục tự quyết chưa được kết hợp với các động tác của cơ thể, khí đó chỉ là môn khí công . Đến đời nhà Minh, Lục tự quyết kết hợp với các động tác cơ thể, phối hợp hít thở và đạo dẫn. Tằng Tháo đời Tống đã đưa Lục tự quyết vào bổ trợ cho Bát đoạn cẩm , đó chỉ lả ứng dụng Lục tự quyết chứ không phải phương pháp đạo dẫn.
Qua những tư liệu về nguồn gốc của công pháp này, mặc dù các phương pháp khí công dưỡng sinh như : Dịch cân kinh, Nga Mi trang, Hình Ý quyền, Bát quái chưởng, Đại nhạn công đều ứng dụng Lục tự quyết, tuy nhiên nó không hoàn toàn giống với phương pháp Lục tự quyết nguyên bản trong võ thuật nó cũng là phương pháp luyện thanh trợ khí.
Những cơ sở đã nêu trên, Khí công dưỡng sinh Lục tự quyết đã quy chuẩn hoá các luận chứng công pháp khí công dưỡng sinh rất khoa học và thuận tiện đông đảo quần chúng cùng nhau tập luyện công pháp này

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2008

禪 THIỀN

禪 THIỀN : chỉ là một thuật ngữ, đã được nhiều tôn giáo và các môn phái võ thuật sử dụng để chỉ ra một cách tu tập khác nhau, nhưng để đi đến một mục đích duy nhất là "Giải thoát", giải thoát mọi phiền não trong tâm trí, những ưu phiền buồn bực, bên phật giáo thì đi đến "Giác ngộ", có người thì đạt đến quyền năng siêu nhiên như các vị Lạt Ma ở Ấn Độ. Ở Trung quốc Thiền có ý nghĩa rộng hơn rất nhiều nó bao gồm phéo tu cũng như quan niệm về hơi thở Nhập tức với mục đích làm cho Tâm tỉnh từ phép thiền do Bồ Đề Đạt Ma truyền lại , có người dùng phương pháp thiền để chữa bệnh, do đó tuỳ căn cơ của từng người mà sự nhận thức khác nhau về kết quả tu luyện . Nói chung tất cả các dạng tu luyện Thiền là hướng con người ta đến một trạng thái tập trung, lắng đọng như một hồ nước sâu mà con người ta có thể nhìn thấy đến tận đáy hồ, mặt hồ không dao động, tâm bình yên và lắng đọng, có thể tập nhiều cách khác nhau như uốn vặn thân thể của Yoga, phật giáo thì ngồi kiểu hoa sen, có người thì đứng, đi tuỳ theo chương trình của từng tôn giáo hay môn phái võ thuật
Chúng ta thường đến với Thiền vào những lúc lo toan, thất vọng, căng thẳng, hoài nghi hoặc già lão, do vậy Thiền mặc nhiên là một phương thuốc chữa trị, tiêu trừ mọi phiền não. Đây có phải là cứu cánh cốt lõi của Thiền hay không?
Chúng ta thường thấy Thiền qua những câu chuyện, giai thoại của các bậc Thiền sư ở thời cổ đại, đây cũng được coi như là con đường nhẹ nhàng, đơn giản , cơ bản để xâm nhập thế giới thiền. Cũng như khi cơ thể bạc nhược, đau yếu hoặc vùi thân xác vào rượu thịt mỗi ngày thâu đêm đến sáng với dục vọng để rồi thức tỉnh chạy đi tìm bửa cơm chay thanh đạm, những cách dưỡng sinh vài ba ngày, cái vòng luẫn quẩn chẳng đi về đâu , chẳng được lợi lộc gì và ngồi than thân trách phận sao mình khổ để rồi một giây phút nào đó Tỉnh ngộ ra thì đã muộn màng
Do vậy Thiền là một cách tu sữa con người và Thiền làm cho ta thấy được sự yên bình trong tâm, tinh thần sãng khoái không vướng bận bất cứ điều gì ở xã hội cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn và thương yêu mọi người. Chúng ta cũng cảm nhận được phong vị Thiền của từng người đến với ta một cách hoan hỷ, ta sẽ nhận ra cỏi nhân gian nhỏ bé hổn độn này đáng được trân trọng và đáng được yêu quý cả những gì đáng ghét
THIỀN LÀ GÌ?
Như trên đả nói Thiền chỉ là một từ ngữ tuỳ mổi quốc gia gọi nó ,vậy làm thế nào Định nghĩa được Thiền?
Thiền không phải hiểu bằng những định nghĩa thông thường,Thiền không phải là một quang cảnh để miêu tả, không phải là một phương pháp để trình bày, cũng không phải là một biểu tượng triết học để hình dung hoặc một nghi thức tôn giáo để tu tập. Ta không dùng ý thức để hiều, càng không dùng ngôn từ để diễn đạt lý Thiền. Cho nên, càng suy nghĩ, càng tranh luận về Thiền thì người ta càng vọng tưởng, không cách nào thâm nhập được thực chất của chân lý tuyệt đối này.
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh cao vút của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này Thiền cũng là đạo, là Phật, là Tâm... Thiền cũng có thể được nhìn dưới một góc độ gần gủi hơn, là trạng thái của tâm khi nghe hay biết tất cả sự vật hiện tượng xãy ra xung quanh, mà không có một ý niệm phân biệt so sánh. Người có Thiền chứng là người không bị dính mắc đối với mọi thăng trầm vinh nhục của cuộc đời, không động tâm đối với tất cả các pháp thế gian và xuất thế. Có thể nói, lúc nào và ở đâu tâm ta thanh tịnh mà thường biết, ta sẽ có kinh nghiệm trực tiếp Thiền là gì?. Như vậy, Thiền nằm trong mọi sinh hoạt thường nhật, rất đơn giản, rất thực tế và rất gần gủi với cuộc sống con người

KỸ THUẬT THIẾT TUYẾN QUYỀN

Thiết tuyến quyền là một quyền thuật của Thiết Kiều Tam(1813-1886) sáng tạo ra là một quyền sư nổi tiếng trong giới võ thuật Quảng đông thời đó, ông là đệ tử tâm đắc của Hoà thượng Giác Nhân ở Thiếu Lâm, Thiết Kiều Tam có rất nhiều đệ tử nổi tiếng khắp Trung quốc, có đệ tử là Lâm phúc Thành và Lâm phúc Thành truyền Thiết tuyến quyền cho Hoàng Phi Hồng và Hoàng Phi Hồng truyền lại cho Lâm thế Vinh và từ đó cho đến ngày nay có rất nhiều người luyện tập Thiết tuyến quyền
Nhưng môn tập thiết tuyền không phải là dể luyện tập, bởi do cách tập luyện này phải đeo vòng sắt hoặc đồng, mổi 1 vòng thiết tuyến nặng tối thiểu 350 gram, mổi tay đeo ít nhất 2 vòng, tối đa 5 vòng( tuỳ thể trạng cho từng người thì vòng nặng lên) đòi hỏi người tập luyện phải có một công phu thể lực tối thiểu, nếu chỉ biết theo qua sách vở hay film ảnh mà tập theo thì nguy hại đến cơ thể, do vậy nếu theo đuổi cách tập này phải có người hiểu biết tường tận các yếu lĩnh kỹ thuật thì mới tập được, do vòng thiết tuyến là kim loại nên khi vận động kình lực sẽ phát ra âm thanh và ma sát trên hai cánh tay khi vận động quyền pháp sẽ tạo ra sung điện từ chạy trên cánh tay, nếu người tập luyện không biết cách tập thi càng tập luyện thì cảm thấy mỏi mệt và các gân cơ mỏi nhừ, đó là hiện tượng do các vòng tác động lên cơ nhục mà cơ nhục không hấp thu được nên tạo ra phản ứng đau nhức mệt mỏi và ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật, do vậy nên người tập luyện thiết tuyến phải có sự hướng dẫn của huấn luyện viên kinh nghiệm, không phai ai muốn tập cũng được mặc dù bài tập này la bài tập luyện về khí công, nội công và cũng là bài tập chữa bệnh
Do vậy ta nói đó là bài tập chữa bệnh thì cách chữa như thế nào và cách tập ra sao là do người huấn luyện viên có kinh nghiệm về khí công, nội công hướng dẫn tuần tự phương pháp cho từng người từng thể tạng và cho từng giới tính v.v...

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2008

PHỤC HỔ QUYỀN



Phần 1:



1./Hợp cước ly khai nhất thốn khoát:

Lập tấn: Đầu thật ngay thẳng 2 chân mở ngang vai, bàn chân song song, 2 cánh tay thả lỏng bên hông, mắt nhìn thẳng phía trước

2./ Lưỡng thủ tra quyền tàng tại yêu:

từ từ nâng 2 cánh tay lên song song mặt đất cánh tay ngang vai 2 chưởng tâm úp xuống, thu nhanh 2 chưởng về eo thành quyền, đây gọi là phục hổ

Bước chân trái lên phía trước, đồng thời quyền phải đánh ra sau, quyền trái đánh thành chưởng cạnh bàn tay ( thiết chưởng) tới trước ( tấn pháp bước tới trung bình và trả về chẩu mã)

3./Hư bộ thôi chưởng song quyền

Thu quyền phải và chưởng trái về trước ngực

bước lên chân phải tiếp bước chân trái lên, quyền phải đánh vòng móc tới

giựt chỏ phải ra sau chưởng trái ém vào đầu quyền phãi rút chân trái trước lùi về chẩu mã toàn thân hơi chuyễn về sau và đánh tả chưởng hửu chưởng( tấn chẩu mã, tả và hữu chưởng lúc này các mũi ngón tay chỉ xuống )

4./ thu chưởng trái và quyền phải về ngực (chưởng phải biến thành quyền) thành thế bái tổ

Rút chân trái về phía sau 1 bước dài đồng thời rút chân phải về song song chân trái, 2 quyền lúc này phải cuộn lại về tư thế hồi quyền tại eo, 2 bàn chân khít nhau và đứng thẳng lên

5./Mã bộ thiết chưởng

mở trung bình tấn 4 bước và khoá cổ chân lại, mở hết chân tấn thì đồng thời đánh 2 chỏ lên từ eo ngang tầm của vai, 2 đầu quyền hướng ra sau

6./ Trầm thanh nhất định chỉ chường thiên:

a./xếp hai tay quyền chéo trước ngực ( phải trong trái ngoài) giựt 2 chỏ ngang qua hai bên trái phải.

Mở tay quyền thành tay hổ ( ngón trỏ thẳng) đẩy ra hướng xuống dưới ngang tầm bụng

- đồng thời xoay tay hổ trái khoát vòng qua bên phải đánh đồng thời 2 tay hổ ra phía trước ( xả hết vai) ngón trỏ dựng đứng hướng thiên ( hổ quyền đánh ra tay không thẳng vận kình đánh tay sẽ tự thu về)



Tứ chỉ chường thiên, thiên thượng thiên

Trầm kiên đối bác thị chơn ngôn

Mạc thoại Hồng quyền vô diệu pháp

Thiết Tý Thiền sư đã thị ngôn

Ý 4 câu trên muốn nói: Khi chỏ hạ xuống, vai trầm thi 4 ngón tay sẽ hướng thiên, đó là huyền diệu thủ pháp của Hồng quyền mà Thiết Tý Thiền sư đã nói, muốn phát được kình ta phải luyện tập thủ pháp 4 ngón tay hướng thiên.

b./ Đánh bật tay hổ ra sau từ dưới lên đưa hai chỏ ra trước , đồng thời rút chỏ xuống ngang tầm ngực và từ từ đẩy tay hổ ( ngón trỏ hướng thiên) khi hai tay gần thẳng dùng kình đẩy mạnh ra và đánh bật tay hổ lên lần thứ 2 hai(giống động tác trên), hạ chỏ xuống đẩy hai tay chưởng tới trước, rút chưởng về đẩy chưởng thẳng tới

(Động tác đẩy chưởng này 3 lần)

7./ Mã bộ song chỉ tiêu

Động tác rút hai chưởng về và phóng hai chưởng úp tới bằng các mũi ngón tay, đồng thời miệng thở ra tiếng “xuýt”

8./ Mã bộ thượng song kiều

rút hai chưởng về ngực (phải ngoài trái trong 2 chưởng đan chéo trước ngực) 2 chưởng đẩy lên trời ngang tầm đầu (chưởng đẩy lên phải xoắn)

9./Song kiếm thiết kiều

Xếp hai chưởng xuống chéo ngang tầm mặt phải trong trái ngoài , rút hai chỏ về sát nách từ từ đẩy hai chưởng ra bằng mủi ngón tay hướng tới trước 2 chưởng đẩy ra song song

10./Tay hổ trái về bên phải

Khoát quyền phải qua trái ( người hơi đổ về trái) đồng lúc đổ người thì xoay liền về bên phải , đẩy tay hổ trái về bên phải cổ tay xoắn các ngón tay nằm ngang, cùng động tác trên tay hổ phải ém trước ngực chỏ nâng lên bằng vai ( lúc xoay đổi thành âm dương tấn)

11./Tay hổ phải phía trước

Xoay về bên trái (phía trước) khoát chưởng trái về trước ngực bên trái đồng thời khi khoát chưởng người đổ về bên trái (âm dương tấn), lúc xoay cũng là lúc chưởng phải lật ngữa xoay theo nâng chưởng từ dưới lên hướng phía trước lệch về bên trái

12./ Thu chưởng phải và trái về phía trước (về trung bình tấn) chưởng phải trên trái dưới hai chưởng tâm úp xuống đất đẩy thiết chưởng tới trước

13./ Chưởng phải đánh vòng từ phải qua trái xuống dưới, chưởng trái đánh vòng từ dưới bên phải khoát lên ( hai tay đánh vòng tròn hai lần)

14./ Sau khi đánh hai vòng tròn thi kéo hai quyền về eo thu chân về lập tấn bước chân trái lên về phía trước, đồng thời rút chân phải đá thốc tới( hai tay quyền vẩn đặt ở eo)

15./ Hạ chân phải xuống thành trung bình tấn mắt nhìn phía trước, bước chân phải trường, đổ người tới phía trước thành đinh tấn rút hai quyền lên ngang ngực mở xoè ra thành chưởng đẩy xuống phía trước

16./Trở về trung bình tấn đồng thời kéo hai tay về song song hai vai, hai chưởng tâm đối xứng xoay qua trái úp hai chưởng lại trước ngực đồng thời đổ người sang phải hướng phía trước(âm dương tấn) , hai chưởng để trước ngực đẩy thẳng tới phía trước ngang tầm đầu

17./ Đánh chéo hai tay( phải trên trái dưới) xoay qua bên trái về trung bình tấn đồng thời kéo hai chưởng về sát nách, người hơi đổ về bên trái ( phía sau) đồng thời xoay về bên phải đổ người thành âm dương tấn đẩy nhanh hai chưởng song song tới trước



PHỤC HỔ QUYỀN

Phần 2:


18./ Rút chưởng trái về eo, và chưởng phải đồng thời bước chân trái lên phía trước thành đinh tấn Hai chưởng lúc nay về tư thế Hổ phục, chưởng phải từ dưới đẩy ra thì thành tay hổ chưởng trái ém trước bụng


19./ Kéo chưởng phải về hông, chộp chưởng trái qua phải đồng thời kéo về hông bước chân phải lên đẩy chưởng phải tới thế chụp tay hổ


20./ khoát chưởng trái xuống eo đổ người xéo 1 góc 45 độ bên phải chân đinh tấn chưởng phải ém về bên trái , chưởng trái từ eo đẩy lên vê hướng xéo chộp thành tay hổ


21./ Khoát tay hổ trái qua bên phải rồi kéo về hông, đồng thời chưởng phải đánh lên tầm đầu kéo về hông trái hạ tấn xuống, đẩy tay hổ trái từ trong ra


22./ Xoay toàn thân về bên phải hướng phía trước, đổ đinh tấn về chân trái, đẩy chưởng phải từ dưới lên


23./ vét chưởng phải qua trái rút về eo hạ xuống chẩu mã đánh thốc tay hổ trái từ dưới lên


24/ hạ chưởng trái xuống rút chân phải lên đá tạt ngang qua bên trái bằng lòng bàn chân, chưởng trái và phải kéo về eo phải


25./ Khi hạ chân phải xuống đất chéo chân về bên trái đồng thời rút chân trái di chuyễn bước qua trái hạ mông xuống, lúc này chưởng trái và phải đặt tại eo, ếm chưởng trái xuống, đẩy chưởng phải về hướng trái bằng tay hổ, đồng thời đổ người về hướng trái âm dương tấn chân trái trứơc


26./ Rút chân phải về chéo chân trái chưởng trái đẩy ngang trước ngực, chưởng phải kéo về eo


27./ rút chân trái ra bỏ chéo trước chân phải, chân phải kéo ra trung bình tấn, 2 chưởng đặt bên eo trái, đổ người về bên phải, chưởng phải ém trước bụng chưởng trái đẩy từ trong ra về bên phải lúc đẩy chưởng về phải người đổ ra âm dương tấn về bên phải


28./ Rút chân trái về gần chân phảigạt tay hổ trái xuống eo trái, đẩy tay hổ phải lên đồng thời lắc eo vận kình vào chưởng phải chuyễn thân pháp rút chân phải chuyễn thân qua trái, chưởng trái gạt xuống chưởng phải thu về eo rút chân trái chuyễn qua trái đưa chưởng trái về eo phải , đổ người về bên trái 1 góc 45 độ, chưởng trái ém dưới bụng chưởng phải đẩ về hướng 45 độ


29./ Khoát hai chưởng từ hướng trái vòng xuống qua bên phải, đồng thờu cũng đổ người về bên phải, chưởng trái rút về eo thành quyền, đánh chưởng trái về phía trước tay hổ (lúc này đứng âm dương tấn đổ người về bên phải)


30./Rút chân trái về chân phải bước lên phía trước thành đinh tấn, chuyễn tay hổ xuống rút về eo thành quyền, quyền phải từ eo đấm tới trước


31./ Xoay thân về bên phải đồng thời Rút quyền phải vê trước ngực chéo hai tayquyền trái mở ra ở ngoài quyền phải mở ra ở trong đánh chưởng trái về phía trước bằng mũi bàn tay, quyền phải đánh ra sau


32./ Rút chưởng trái về nách phải đồng thời đẩy ra song song với quyền phải tới trước


33./ Cuộn hai quyền lại 1 vòng rồi thu về eo rút chân trái về song song và đứng thẳng lên rút 2 quyền lên rồi mở tay chưởng đẩy xuống ( hết) chào

THIẾT TUYẾN QUYỀN


PHẦN I:


DỰ BỊ THỨC


Đứng thẳng hai chân như tư thế nghiêm , chào, mở gót chân cho 2 chân bằng vai


Thức 1: Kỉnh lể khai quyền:


Hai chân song song bằng vai, chân trái bước lên mũi chân chạm nhẹ xuống đât, chân phải rùn xuống và hạ thấp mông ( chẩu mã tấn thấp), cùng thời điểm di chuyễn chân trái là đánh quyền trái ra thành chưởng tới trước, quyền phải cùng lúc đẩy tới thành thế chào ( Tả chưởng hửu quyền)


-Khi hai chưởng và quyền đẩy ra và hít vào 1 hơi, ngậm kín miệng đưa hơi này xuống đan điền, trầm vai , mở lưng ,chân tấn sau ( phải) vững chắc, thần sắc uy nghiêm tâm không động , mắt nhìn thẳng


Thức 2: Nhị hổ tiềm tung:


Đang ở thức trên hai tay xoay chuyễn đưa chưởng tâm lên và nắm lại thành quyền kéo về nách, đồng lúc chân trái rút về gần chân phải và đứng thẳng lên, hai quyền từ nách hạ xuống bên eo sau lưng


- Lúc đứng lên thở hơi ra tiếng xì xì nhẹ nhẹ, lúc này ưỡn ngực tới và vận lực hai bên đùi


- đang trong tư thế này, ngực ưỡn, mắt nhìn thẳng đầu ngay ngắn , miệng ngậm kín, Mũi hô hấp 3 lần hít vào thất sâu rồi thở ra thật dài


Chú ý: thức thứ 2 này giấu 2 quyền ra sau.


Thức 3: Song kiếm thiết kiều:


Vẩn đứng nguyên vị như trên thức trên, hai quyền đang giấu sau lưng từ từ đưa lên và mở từng ngón tay thành chưởng đẩy tới trước bằng cạnh chưởng ( 2 chưởng tâm đối nhau) đồng thời miện thở ra, song chưởng theo hơi thở mà từ từ đẩy tới trước và phát hơi ra tiếng “hà hà”


Chú ý: Khi hai chưởng đẩy ra tới trước cùng lúc thở ra la lúc này ngực khép lại hai vai mở ra


Thức 4: Lão tăng khiêu đảm:


Vẩn đứng nguyên vị, song chưởng lật ngữa chưởng tâm lên, chia làm 3 phần như sau:


- nắm tay lại thành quyền


- rút hai cánh tay về mở ra 2 bên vai


- 2 quyền co lại


Đồng lúc này thở hơi ra tiếng “xì” ngực đẩy tới, 2 vai sau khép lại


Thức 5: Kinh hồng liễm dực:


Vẩn đứng nguyên vị, 2 quyền hạ từ trên vai xuống đến eo thì ngưng thành song chưởng mũi chưởng hướng ra ngoài cườm tay dính sát eo , miệng phát ra tiếng “xì”


Thức 6: Tả hữu thốn kiều:


Vẩn đứng nguyên vị, song chưởng ở eo nâng lên ngang bằng vai, mở rộng lồng ngực, đồng thời đẩy 2 chưởng về hai bên, chưởng tâm úp xuống đất , miệng thở ra tiếng “xì”


Thức 7: Tam độ châu kiều:


Vẩn đứng nguyên vị, hạ chỏ xuống, bấm chỉ pháp từ từ co vào gần vai miệng thở ra tiếng “ xì”, đồng thời chầm chậm đẩy ra và kéo vô , dộng tác này làm 3 lần


Chú ý: Nếu luyện tập lâu ngày có thể tụ khí ở huyệt Đản Trung.


Thức 8: Đại tiên cung thủ:


Vẩn đứng nguyên vị,, tay phải đổi lại thành quyền, tay trái thành chưởng, đồng thời từ từ đem tới trước


- Tiếp theo tả chưởng biến thành quyền, để rồi 2 quyền tả hữu hạ xuống buông lỏng và thâu về sau không phát lực, giống như thức Nhị hổ tiềm tung


Thức 9: Nhị tự kiềm dương mã:


Vẩn đứng nguyên vị, 2 quyền đả thu về sau lưng, hai mũi chân chấm đất gót nhón lên và xoay gót ra ngoài sau đó xoay mũi chân ra độ 20cm


- Tiếp theo chân rùn xuống một chút, hai gối co , hai vế mở rộng. rút hậu môn khoá mông, vận lực vào 2 bắp chân dưới, 10 ngón chân bám cứng mắt đất hai tay và miệng không phát lực ( miệng ngậm co lưỡi lên nóc vọng và nuốt nước bọt


Thức 10: Yểm hộ đơn điền:


Vẩn đứng nguyên vị, miệng ngậm kín mũi thở ra có tiếng”u”. Song quyền từ sau lưng đẩy từ eo ra và chồng hai cánh tay lên nhau, tay phải dưới tay trái, đặt trước huyệt đan điền, làm thành thế yểm hộ.


Chú ý: Trong khi vận dụng hai tay che vùng huyệt đan điền, châm cứu còn gọi là Quan nguyên, nơi tụ khí lực. khi tập thế này ta hít một hơi thật sâu từ mũi đến đan điền gữ khí tại đây 1 chút rồi thở ra bằng mũi không cần thở mạnh.

Thức 11: Trừu thủ hộ hung:

Vẩn như thức trên hai chân vẩn giử thế nhị tự kiềm dương mã. Mở miệng thở ra thành tiếng “hà”, hai chỏ co lại và nâng lên gần cổ quyền phải ở ngoài móc vào, quyền trái ở trong ngoéo ra
- Ngực lúc này khép lại và mở rộng lưng ra, lưng cứng và chắc nên gọi là hộ hung


Thức 12: Lưỡng thủ già thiên:


Vẩn theo thức trên, miệng thở ra trược khí như hút gió. Vận lực vào chỏ, lưỡng quyền mở ra phân nữa, tay trái từ trong đẩy ép ra, tay phải ở ngoài móc vô đồng thời đưa lên tầm chân mày thì ngưng


Lúc nâng lên hai chân tấn rùn xuống như trung bình tấn, luc nay tập trung khí vào hai chỏ, ngực nâng lên , vận gân hai bên sườn rút hậu môn lại


Thức 13: Tần lương hiến giản:


Vẩn theo thức trên chân không thay đổi. Vận lực vào hai cánh chỏ hai tay đang ơ trên chân mày đem xuống, miệng thở thành tiếng “xì”. Trong lúc 2 chỏ hạ xuống hết trước ngực thì đồng thời thở trược khí ra lúc này cac ngón tay mở ra trong tư thế như nâng một vật nặng


Chú ý: Khi hít vào thì nén ở cơ hoành và thở ra bằng miệng nhẹ nhàng


Thức 14: Ngã ưng phốc thực:


Chân vẩn giữ thức “nhị tự kiềm dương mã” hạ mông xuống thật tấp , đầu cất lên, hai tay xo era hai bên , chưởng tâm lật ngữa lên trời, miệng ngậm kín


Thức 15: Bách kiều:


tiếp tục thức trên: Toàn thân đứng lên thế đứng “nhị tự kiềm dương mã”, hai tay rut về trước ngực, hai chỏ hạ xuống hai chưởng lất ngữa lên trời như nâng 1 vật nặng đồng lúc nâng thở ra một tiếng “xuy”


Chú ý: Khi thở ra hay hít vào và cac âm thanh phát ra là mỗi sự vận chuyễn nội lực bên trong


Thức 16: Định kim kiều:


tiếp tục thức trên: bộ chân vẩn như vậy. Vận lực vào cổ cườm tay và hai ngón tay cái song chưởng đẩy tới trước , đồng thời phát ra tiếng “hà”


Chú ý: khi vận lực đẩy ra bàn tay xoè khí từ nội tạng phóng ra theo các đường kinh mạch và làm cho sự vận dụng này hai bàn tay rắn chắc và đây là thiết tuyến quyền


Thức 17: Hổ tiếu long ngâm:


Hai chân vẩn thế nhị tự kiềm dương mã , hai mũi chân mở ra đổ gót thân rùn xuống thành thế tứ bình mã, đồng thời co hai chưởng , hai chỏ đưa ra, 2 chưởng tâm ngữa lên đặt gần mép tai và miệng dao động tiếng “da” . liên tục nhiều lần


Chú ý:Mổi lần dao động là mổi lần mở hơi từ miệng ra, âm thanh đều đặn và mau lẹ hơn


Thức 18: Song thốn kiếu:


Chân vẩn đứng tứ bình mã , hai chân rút vào trong và đứng lên chuyễn thành nhị tự kiềm dương mã. Song chưởng đánh bật ra phía trước, hai chưởng tâm úp xuống , miếng phát ra tiếng “úy”


Thức 19: Chế kiều:


Vẩn đứng như trên, Song chưởng kéo về đặt dưới mép tai như củ biến thành lưỡng quyền hạ chéo xuống bụng và đồng thời miệng phát ra tiếng “uy”


Chú ý: hai tay hạ chéo tay phải ngoài trái trong, lúc hạ xuống là lúc mở lưng khép ngực nên phát ra tiếng “uy”


Thức 20: Phân kim chùy (quyền)


Tiếp tục thức trên: Nâng song quyền từ dưới lên trước ngực ( Phải ngoài trái trong) , miệng ngậm mũi phát ra tiếng “hì” Tiếp theo hai quyền dạt mạnh ra hai bên trái phải


Chú ý: Khi hai tay quyền dạt ra cổ tay quyền phải co lại , ngực mở ra khoá mông rút hậu môn bụng ngậm


Thức 21: Nhị hổ tiềm tung:


tiếp tục thức trên: thu hồi hai chân lại cùng lúc hai tay thu hồi ra sau lưng về tư thế lập tấn đồng thời miệng thở ra tiếng “hà”


PHẦN II:


Thức 22: Phiến diện tý ngọ:


Từ thế đứng trên, đổ người về bên phải thành đinh tấn(Tý Ngọ mã thức), song quyền từ sau lưng đem lên phía trước, đồng thời đẩy lên ngang tầm mặt, hai cánh tay giao nhau( phải trong trái ngoài) hai đầu quyền cuộn vào trong , miệng ngậm kín, mũi thở ra thanh tiếng “ hì”


Thức 23: Khai cung xạ điêu:


Vẩn theo thế đứng trên, miệng thở ra tiếng “uy” kéo dài đồng lúc quyền trái đánh ra trước đầu quyền móc vô , quyền phải vẩn giử nguyên


Thức 24: Ngoại bàng thủ:


Vẩn theo thức trên, miêng ngậm kín mũi thở ra tiếng “u,u” hơi thở ra kéo dài, lúc này quyền phải biến thành chưởng ( chỉ pháp) chưởng tâm lật ra, quyền trái vẩn giữ nguyên tư thế móc vô, mắt vẩn nhìn về hướng quyền trái


Thức 25:Ngoại bàng hữu nhị:


Từ đinh tấn bước chân phải tới trước , cổ chân móc lại, quyền trái kéo về trước ngực, chưởng trái đẩy về bên phải đồng lúc quyền trái đẩy bật về bên trái , miệng ngậm kín mũi phát ra tiếng “ù” mắt nhìn về quyền trái


Thức 26: Nhu kiều nội bàng:


Tiếpthức trên, đổ người về trái thành đinh tấn bên trái, chưởng phải kéo về trước ngực đồng thời quyền trái cũng đưa về trước ngực, rồi từ từ đẩy ra về hướng trái, mũi phát ra tiếng “ù”( chú ý khi hai tay đẩy ra, chưởng phải đẩy ra va quyền trái cũng đẩy nhưng hai lực này co sự kéo đẩy tương hổ nhau trên hai tay)


Thức 27: Nội bàng chi nhị:


Tiếp thức trên, từ đinh tấn bên trái xoay qua đinh tấn bên phải hai tay co kéo về gần ngực, lật chưởng phải( chưởng phải vẩn giử nguyên) và quyền trái , đồng lúc đổ người về sau xoay ra phía trước miệng thở ra tiếng “thì”( chân trái sau hơn rùn xuống)


Thức 28: Đính Kiều:


Tiếp tục từ thức 27 chuyễn sang đinh tấn bên trái, quyền trái móc từ dưới lên (hơi co chỏ lại), chưởng phải ém xuống bên đùi phải, đồng thời miệng thở ra tiếng “hờ”( chưởng phải duỗi thẳng ngón trỏ hơi chỉ lên song song mặt đất)


Thức 29: Nhu kiều:


tiếp theo thức trên: than xoay về bên phải hướng ra phía trước thành tấn “nhị tự kiềm dương mã” thần rùn thấp xuống, miệng ngậm và phát ra tiếng” ù” đồng lúc phát ra tiếngchỉ chưởng phải và lưng quyền trái đẩy từ từ ra phía trước (2 tay đẩy ra không thẳng)


Thức 30:Già đầu:


Từ thức trên “nhị tự kiềm dương mã” than xoay về bên phải, đạp chân trái ra, mũi chân phải dời về bên phải 1 chút, đổi thành tấn âm dưong miệng phát ra âm “xè xè kéo dài”, đồng thời chưởng phải mở hết các ngón tay chưởng tâm úp và đẩy lên che trên đầu, tả quyền giử nguyên dụng lưc đẩy tới trước , mắt nhìn về phía trước


Thức 31: Thác chưởng:


Tiếp tuc từ âm dương tấn bên phải trở về trung bình tấn phía trước, quyền trái kéo về eo, chưởng phải kéo xuống ngang lổ tai phải ( bàn tay chưởng lật ngữa mũi chưởng hướng ra sau lưng) đồng thời miệng phát ra âm “xè xè” nhẹ nhẹ


Thức 32: Định kim kiều:


Tiếp tục từ trung binh tấn , quyền trái giử nguyên tại eo, chưởng phải hạ chỏ xuống và từ từ đẩy tới trước, miệng động thờ phát ra tiếng “hơ hơ”( lúc đẩy chưởng ngón cái co lại,4 ngón mở ra lúc đẩy cùng hơi thở ra)


Thức 33: Trắc thân thốn kiều:


Tiếp theo thức trên từ trung bình tấn, mũi chân trái sạt sang bên trái 1 chút, đồng thời xoay toàn thân ngã về bên trái, chưởng phải phóng ra trước tay thẳng chưởng tâm úp xuống, quyền trái vẩn giử ở eo, đồng thời miệng phát tiếng “xì”


Thức 34: Chế kiều:


Tiếp theo đổ người về vị trí giữa thành trung bình tấn, hữu chưởng kéo về vai và ém xuống thì nắm lại thành quyền(động tác này giống vuốt râu cổ tay xoắn vặn) đến ngang tầm bụng, quyền trái vẩn giử nguyên đồng thời miệng tiếng “xa”


Thức 35: Phân kim quyền:


tiếp thức trên: vẩn trung bình tấn, song quyền đưa lên giao chéo nhau trước ngực(phải ngoài trái trong) đồng thời gạt chéo xuống ngang tầm bụng hai tay ra hai bên cổ tay co(tay kim) lai lưng quyền hướng xuống đất tiếp theo miệng thở ra tiếng “ hà, hà, hà 3tiếng”


Thức 36:Phiến diện thập tự thủ:


Tiếp tục: từ trung bình tấn, chân phải bước tới 1 bước, chân trái bước lên theo, thân xoay về bên phải ; đổi thành đinh tấn phải đồng thời hai tay cuộn lên giao nhau trước mặt(phải ngoài trái trong) miệng lúc này ngậm mũi phát ra tiếng “u” (động tác này toàn thân đều tiến lên 1 bước)


Thức 37: Song già thủ:


tiếp tục thức trên: vẩn đinh tấn về bên phải 2 quyền tách ra đồng thời mở thành chưởng đẩy lên đỉnh đầu lòng chưởng trái úp trên chưởng phải che trên bách hội lúc này miệng phát ra tiếng “ù”


Thức 38: Bạch hổ hiến chưởng:


Vẩn đứng đinh tấn, song chưởng kéo vòng xuống trước ngực chưởng tâm lật ra ngoài và hướng ức chưởng lên trời như thế vuốt hổ trảo mắt hướng về bên phải miệng phát ra tiếng “uy”


Thức 39: Mãnh hổ bà sa:


Vẩn đinh tấn : hạ chỏ xuống ra sau như cào xuống , hai hổ trảo ra sau lưng ngực đẩy tới miệng phát ra tiếng “oà”


Thức 40: Định kim kiều:


Tiếp tục: đinh tấn chuyễn về bên trái rút chân phải về thằng hàng chân trái thành trung bình tấn, hai trảo từ sau lưng thu về trước đưa lên qua vai gần lổ tai rồi từ từ kéo xuống về nách đẩy ra đồng thời miệng thở ra tiếng “hà”(lúc hai chưởng đẩy ra thì cac đầu ngón tay mở xoè ra) mặt nhìn phía trước


Thức 41: Hổ tiến song ngâm:


Vẩn trung bình tấn: hạ thấp tấn xuống(mông bằng đầu gối), thu hai chưởng về bên vai gần hai lổ tai chưởng tâm lật lên trời lúc này hai chưởng rung động liên hồi và nhiều lần. miệng mở răng đóng phát ra tiếng “da,da,da”(lúc này 2 chỏ hướng phía trước)


Thức 42: Song thốn kiều:


Từ trung bình tấn thấp, nâng lên một chút đồng lúc nâng lên phóng 2 chưởng tới trước miệng phát ra tiếng “xì” ( hai chưởng tâm úp xuống)


Thức thứ 43: Chế kiều:


Rút song chưởng về hai vai bên cạnh lổ tai, ha hai chỏ xuống đồng lúc nắm các ngón tay lại thành quyền đẩy xuống ngang tầm bụng dưới (đan điền), miệng ngậm mũi phát ra tiếng “xa”


Thức 44: Phân kim quyền:


Tiếp tục kéo hai quyền về chéo trước ngực (phải ngoài trái trong) miệng ngậm mũi phát ra tiếng “u” đồng lúc phát tiếng thì hai quyền gạt qua hai bên, mắt nhìn thẳng ( tay quyền gạt ra co lại tay kim bụng ngậm dấu mông)


Thức 45: Nhị hổ tìm cung:


Tiếp tục vẫn trung bình tấn: song quyền kéo ra sau mông, đồng thời miệng phát ra tiếng “hà”


Thức 46: Ký lân bộ:


Tiếp tục từ trung bình tấn, chân trái bước lên trước 1bước dài thành trung bình tấn nhìn về bên phải, song quyền từ sau lưng đưa ra trước và cất lên giao nhau trước mặt phải ngoài trái trong , 2 quyền móc lại, mũi phát ra tiếng “u” (quyền trái bên trong đè lên quyền phải đẩy ra quyền phải bên ngoài móc kéo vô, hai lựcđối nghịch nhau)


Thức 47:Giáp mộc chùy:


Tiếp tục, từ trung bình chuyễn sang đinh tấn chân trái trước hai quyền kéo dạt về bên trái (phía trước), quyền phải ngữa lên và đè xuống ngang bụng, quyền trái vẩn để tầm mặt, xoay cổ tay ra trước hai quyền tâm đối xứng nhau, miệng phát ra tiếng “u” (hai tay quyền lúc này phải khép 2 chỏ vô trong và vận kình lên 2 tay khi phát ra tiếng)


Thức 48: Đề hồ kỉnh tửu


Tiếp tục bước chân phải lên 1 bước dài đinh tấn chân phải lên phía trước, đồng thời quyền phải co lên móc quyền ra sau vai, quyền trái hạ xuống ngoéo quyền vô ngực,miệng thở ra tiếng “hà”


Thức 49:Hoành cát thủ:


vẩn đứng đinh tấn trên: quyền phải đang ở trên vai biến thành chỉ chưởng hạ chỏ xuống khoát chỉ vòng xuống ra sau, quyền trái dang co trước ngực mở khoát ra sang trái, canh tay hơi duổi ra, mắt nhìn theo quyền trái, miệng ngậm mũi phát ra tiếng “ù”


Thức 50: Nội bàng thủ:


Vẩn đứng như trên: quyền trái co lại , chỉ chưởng phải từ từ kéo từ sau vòng ra trước, miệng phát ra 3 tiếng “u,u,u”


Thức 51: Nội bàng nhu kiều 1:


Tiếp theo thức trên : kéo chân phải về sau thành trung bình tấn, quyền trái và chỉ phải đem hạ xuống và từ từ đẩy tới trước (tả quyền vẩn quay vào trong tay kim) số lần đẩy ra ít nhất 5 lần, mỗi lần đẩy ra miệng phát ra tiếng “ù”


Thức 52: Nội bàng nhu kiều 2:


Từ thức trên: chuyễn thân về bên trái đổi thành âm dương tấn về bên trái, quyền trái và chỉ phải cùng đẩy ra như thức 51 số lần đẩy ra cũng như thức 51 và mỗi lần đẩy miệng phát ra tiếng “ù”


Thức 53: Già đầu:


Từ âm dương tấn bên trái: chuyễn sang bên phải, chân phải rùn thấp xuống quyền trái hướng về phía trước duỗi ra, chưởng phải mở cac ngón tay khít lại chưởng tâm che trên đỉnh đầu, miệng phat âm tiếng “da”


Thức 54: Thác thủ:


Từ thế đứng âm dương tấn chuyễn sang trung bình tấn: tả quyền kéo về eo, chưởng phải khoát vòng xuống rồi vòng lên vai, chưởng tâm ngữa gần mép tai mặt nhìn thẳng phía trước.


Thức 55: Hổ tiếu long ngâm:


Vẩn trung bình tấn: quyền trái tai eo duỗi thẳng tới trước (tay kim), chưởng phải co hết cở và rung động, miệng mở răng khít và phát ra tiếng “da, da,da”


Thức 56: Thốn kiều:


Từ trung bình tấn bước chân trái tới trước thành âm dương tấn quyền trái thu về eo đồng lúc chưởng phải kéo về nách phóng ra về bên phải xã hết vai, miệng phát thành tiếng “chi e”


Thức 57: Chế kiều:


Từ âm dương tấn chân trái: rút chân trái về thẳng hàng chân phải thành trung bình tấn quyền trái vẩn giử nguyên vị trí tại eo,, chưởng phải nắm lại thành quyền, kéo lên vai rồi đẩy xuống ngang tầm bụng, miệng phát thành tiếng “uy”


Thức 58: Phân kim chùy:


Vẩn đứng trung bình tấn: quyền phải kéo về đồng lúc quyền trái đưa lên trước ngực đan chéo nhau ( quyền phải ngoéo vào quyền trái ở trong) liền sau đó bật hai quyền ra hai bên, mũi phát ra tiếng “ù”


Thức 59: Thập tự thủ:


Từ trung bình tấn: rút chân phải vô 1 bước ngắn thành Nhị tự kiềm dương mã, đồng lúc song quyền kéo về đan chéo nhau trước cổ quyền tâm hướng vào trong ( quyền phải ngoài ngoéo vào , quyền tả trong đẩy ra) , miệng phát thành tiếng “ù”


Thức 60: Già thiên:


Vẩn đứng như trên:, song quyền đều mở thành chỉ chửng 1 ngón song chưởng vẩn đan nhau đưa lên tầm đầu, miệng thở ra tiêng “hà” ( lúc đẩy lên từ rùn bộ xuống)


Thức 61:Phi hồng liễm dực:


Vẫn đứng như thức trên: song chưởng từ trêm đầu kéo xuống từ từ ngang mặt thoát hai chưởng ra chia ra 2 bên đưa ra sau lưng, miêng phát thành tiếng “xì”( khi 2 chưởng chuyễn ra sau thi đồng thời chân tấn cũng nhón lên)


Thức 62 : Vi xà hiến trượng:


Tiếp tục thức trên: song chưởng từ sau lưng đồng đem lên tới trước đẩy lên trên tầm hai vai như đang nâng 1 vật nặng lên, miệng phát ra tiếng”uy”


Thức 63: Song già đầu:


Tiếp tục: song chưởng từ vai kéo xuống bên hông lập tức đem lên cuộn từ dưới vòng lên từ hai bên , chí hai bên góc đỉnh đầu chưởng tâm úp xuống, miệng phát thành tiếng “da, hả”


Thức 64: Bách kiều:


Tiếp tuc thức trên: song chưởng từ hai bên góc đỉnh đầu đưa xuống hông lập tức co lên vị trí hai bên ngực, hai chưởng tâm lật ngữa, miệng phát ra tiếng “hi”


Thức 65: Định kim kiều:


Tiếp tục thức trên: hai chưởng đang ở hai bên ngực , dựt lên trên vai rồi kéo về nách đẩy ra, đồng thời miệng phát thành 3 tiếng “hà, hà, hà”(lúc dựt lên tấn rùn xuống, đẩy chưởng ra thì 4 ngón xoè ngón cái co)


Thức 66: Song thốn kiều:


Tiếp tục: song chưởng thu về cac ngón tay khép lại rồi đẩy thẳng tới trước, miệng phát ra tiến “uy”


Thức 67: Thập tự thủ:


Tiếp tục: mở trung bình tấn , song chưởng thu về nắm lại thành quyền giao ché nhau, quyền phải ngoài trái trong ( quyền phải ngoéo vào quyền trái đẩy ra)


Thức 68: Phân kim quyền:


Vẩn trung bình tấn: thân rùn xuống thấp, song quyền trước ngực kéo tạy ra hai bên, miệng phát ra tiếng “ù”


Thức 69: Nhị hổ tìm tung:


Nhón người lên rút chân phải vào thành nhị tự kiềm dương mã, song quyền thu về ra sau làm 3 lần, mổi lần hít vào bằng mũi bụng , cac cơ hoành các huyệt đạo cự khuyết, khưu vĩ và miệng từ từ thở ra hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng, hít vào sâu thở ra êm nhẹ


Thức 70: Kỉnh lễ thâu thức:


Sau khi thâu song quyền ra sau 3 lần và thở, hai tay đưa ra trước quyền trái đổi thành chưởng đẩy tới cùng lúc quyền phải, ban chân trái bước tới nhón mũi chạm đất chân sau hơi rùn xuống, rồi cuộn hai tay lại kéo về eo đồng lúc rút chạn trái vê sát chân phải là chấm dứt bài quyền

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2008

THÁI CỰC KÌNH ( THÁI CỰC QUYỀN)

Quyền phổ khẩu quyết của Thái cực
"Hư linh đỉnh kình, khí trầm đan điền
Hàm hung bạt bối, trầm kiên truỵ chẩu
Tùng yêu viên đan, khai khoá khuất tất
Thần tụ khí liễm, thân thủ phóng trương
Trên là 4 quy định của quyền phổ. Hư linh đỉnh kình và Khí trầm đan điền ý nói là phần đầu treo lên như có sợi dây, buông lỏng cơ thể . Hàm hung bạt bối lấy trước ngực làm cột trụ như miệng rồng ngậm lại, phía sau lưng mở rộng như lưng Gấu phóng trương. Trầm kiên trụy chẩu là hai vai trầm xuống hai chỏ khép lại . Tùng yêu viên đan và khai khoá khuất tất là vùng eo phải uyển chuyễn buông lỏng hai chân xoay tròn vừa sắp xếp tư thế dưới chân tấn có thể phóng trương thay đổi hư và thực. Thần tụ khí liễm và thân thủ phóng trương là tinh thần tập trung lại 1 chổ bình tỉnh mọi sự vật chuyễn động ta không động thân thủ buông lỏng phóng trương để tăng tính đàn hồi
Gộp 4 quy định trên ta thấy Thái cực đối với thân thể tay chân đòi hỏi phải có sự phóng trương, vì sự phóng trương sinh ra tính đàn hồi mà tạo thành "băng kình" là điều cơ bản của Thái cực ngoài ra có thể khiến cho tinh thần của chúng ta hưng phấn tự nhiên, không phát sinh gồng cứng mà thành bệnh hay dùng sức lực vụng về ( chuyết lực). Phóng trương khiến cho bên trong thân thủ có cảm giác tinh tế và bền bỉ , còn dùng sức vụng về do gồng cứng cho ta thân thủ có cảm giac thô sơ .
TÁM LOẠI KÌNH VÀ TÍNH ĐÀN HỒI CỦA BẰNG KÌNH
Thái cực dụng ý không dụng lực vụng về (chuyết lực) , nhưng không nói là dùng ý mà không dùng kình, bởi vì Thái cực là do 8 loại kình cấu thành, 8 loại kình đều có tính đàn hồi và phóng trương, vì vậy gọi là kình mà không gọi là lực, ai nhìn vào cũng chỉ thấy đó là lực bởi do kình mắt không nhìn thấy được, 8 loại kình tùy theo tên gọi không giống nhau, nhưng thực chất chỉ là một loại "Bằng Kình" nội dung của 8 kình chia ra như sau.
1.- Tất cả các động tác chưởng tâm vặn xoắn ( triền ty) từ trong ra ngoài gọi là Bằng Kình.
2.-Tất cà động tác chưởng tâm văn xoắn từ ngoài vào trong gọi là Lý Kình.
3.- Hai chưởng cùng lúc dùng bằng kình giao nhau đẩy ra ngoài gọi là Tê Kình.
4.- Chưởng tâm dùng bằng kình cuộn xuống thâm nhập vào 1 điểm mà không rời ra gọi là Án Kình.
5.- Hai chưởng hợp nhau bên phải bên trái , phía trước phía sau bằng bằng kình chia ra làm hai gọi là Thái kình.
6.- Dùng bằng kình trong động tác cong, co lại rồi tung ra trong cự ly ngắn, có tính bật như lò xo gọi là Liệt Kình.
7.- Cánh tay cuộn lại, dùng bằng kình của cùi chỏ gọi là Chẩu Kình.
8.- Chỏ đánh ra ngoài 1 vòng tròn dùng bằng kình của 3 đường phòng tuyến thân thể gọi là Kháo Kình (3 đường phòng tuyến : cánh tay, chỏ , vai).
Gộp 8 Kình ở trên chung quy cũng chỉ có một Kình chính là Bằng Kình. là một loại Kình bật ra như lò xo, mềm mại mà không đứt đoạn, đó là điều cơ bản của Thái cực, ai không nắm rỏ điều này thì không phải Thái cực Quyền.
Muốn luyện được Bằng Kình trước tiên phải phá bỏ mọi tư tưởng cũng như hành động cứng ngắt của thân thể gia tăng về nội công ( nội công Hồng Gia) tập luyện vặn xoắn các cơ tay, chân, eo, cổ cho thật mềm mại và khí huyết lưu thông trong kinh mạch không bị bế các huyệt đạo tinh thần luôn luôn sãn khoái thì khi tập luyện Kình phát ra như lò xo phóng trương toàn thân , luyện kình như luyện thép cứng mà không gãy mềm mà không nhủn đó mới là Kình mọi sự vận động của Thái cực giống như quấn ( Triền ty Kình) ý muốn nói hình tượng vận kình vặn xoắn, vặn xoắn theo một đường cong tương tự như một viên đạn bắn ra khỏi nòng súng và bay ra trong không gian vẩn xoay chuyễn trong tuyến vòng tròn của đường thương tuyến của khẩu súng đó. Triền ty Kình của Thái cực phải đúng theo hình thức này .

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2008

Các triệu chứng bệnh do tắc nghẽn khí và cách xử lý:
Đan điền là bể chứa tiên thiên khí, khi còn trong bào thai, cửa huyền quan thường mở , chân khí qua đó mà thâm nhập tàng chứa tại đan điền, sau đó phân phối cho ngũ tạng lục phủ, một phần lớn cung cấp cho mệnh môn tiết ra ngoài theo tinh sinh dục để thụ thai, cho nên trong tinh sinh dục có chứa khí tiên thiên, nếu sinh hoạt tình dục quá độ, rút hết khí của đan điền thì thì đan điền sẽ tự động rút khí của ngũ tạng và lục phủ để cung cấp cho hoạt động này, kết quả là sẽ yểu mệnh.cho nên sinh hoạt tình dụng điều độ thì sẽ không hao tổn tiên thiên khí qúa mức, nhưng cũng không cần diệt dục vì đó là quy luật tự nhiên, tiên thiên khí vẫn sẽ hao tổn khi ngủ mê nếu bị dồn nén lại.bàng môn tiểu thuật bày ra thuyết luyện tinh hoá khí thực ra không phải là tinh có thể bốc hơi thành khí mà là trong khi xuất tinh thì tìm cách giử tiên thiên khí lại đưa qua huyệt vĩ lư, đây chẳng qua là cách tiết kiệm chân khí để kéo dài tuổi thọ mà thôi.

Các phép luyện khí công dạy người ý thủ đan điền, nếu ở người có tiên thiên khí bẩm sinh mạnh thì lực lượng ở đan điền sẽ đủ mạnh để đột nhập vĩ lư, nếu không đủ lực lượng thì nó sẽ hút khí ngũ tạng lục phủ ra để làm việc này, vì vậy mà khi mới bắt đầu thủ ý thường không có cảm giác, sau một thời gian thì bắt đầu nhận được khí cảm là do khí từ tạng phủ được hút từ từ vào đan điền.

Khi chân khí ở đan điền đủ mạnh thì nó đột nhập vĩ lư huyệt, thời gian này thường thấy huyệt hội âm nhảy nhót rung động, khí đi qua vĩ lư như dòng nước mát chảy qua, nhưng thường nó sẽ không qua hết, một phần bị tắc nghẻn lại và tồn lưu xuống kinh mạch ở mông và hai chân, người này sẽ mắc bệnh đau giống như đau thần kinh ở mông và chân, bệnh khi nặng khi nhẹ bất thường, trường hợp đau nặng không thể đi lại được.phần khí vượt qua vĩ lư sẽ tiếp tục đi lên mệnh môn, thời gian này thấy mệnh môn thường nhảy động, sau khi đủ lực lượng tiếp tục thẳng lên giáp tích, đây là cữa ải khó vượt qua, nếu bị tắc nghẽn ở đây thì sẽ bị đau mỏi lưng, người bệnh không thể nằm ngữa khi ngủ, bệnh tăng nặng vào đêm, đau mỏi dữ dội, nơi đau không cố định mà di chuyển qua lại, biểu hiện giống như đau các dây thần kinh ở vùng lưng, ban ngày thì bệnh giảm nhẹ hoặc khỏi hẳn, đêm lại phát bệnh, không gây tổn thương ở xương sống.

Một phần chân khí sẽ vượt giáp tích và tiến lên huyệt đại chùy và phong phủ đột nhập ngọc chẩm quan, đến đây sẽ gặp tắc nghẽn, chân khí sẽ thâm nhập vào cổ họng và lưỡi làm tê cứng vùng họng và lưỡi, lưỡi thường xuyên bị tê đau cứng, đặc biệt khi căng thẳng thần kinh và khi đọc sách các triệu chứng càng tăng mạnh kèm theo nhức đầu, có thể gây ra các chứng viêm xoang, tắc mũi, đau khớp thái dương, đặc biệt triệu chứng dễ thấy bên ngoài nhất là hay ngáp dài, không buồn ngủ cũng ngáp, cứ 5 phút thì lại ngáp một lần, trường hợp này khí không thể nhập ngọc chẩm quan mà bế tắc tại phong phủ, các triệu chứng trên ảnh hưởng vô cùng lớn tới năng xuất làm việc.
Cách xử lý có hai phương pháp:
1. Theo truyền thống, dùng ý thủ tại những nơi tắc nghẽn, nhằm tập trung chân khí bị tắc nghẽn lại và vượt ải, lần lượt tập trung lâu dài ở vĩ lư, giáp tích, thiên đột, phong phủ, chỉ tập trung chứ không dẫn khí, để nó tự vượt ải, khi vượt ải thì thấy xương sống bị kéo căng ra đến mức mỏi cơ xương sống, khi không thể chịu đựng được nữa thì chuyển sang huyệt kế tiếp, khi toàn bộ khí đột nhập qua ngọc chẩm quan rồi thì không cần quan tâm nữa, nó sẽ nhập vào não môn.
2. Nếu theo cách truyền thống không hiệu quả thì có thể dùng châm cứu tại những nơi bế tắc , nhưng cách này dễ làm cho chân khí bị hao tán.

NHỮNG SAI LẦM TRONG ĐI TÌM KHÍ CÔNG

Những sai lầm hay có thể là những điểm bí mật không được phép phổ biến công khai trong khí công dẫn đến ngày nay người tập khí công tuy nhiều mà thành công không có bao nhiêu, phần nhiều những người thành công được là do ngộ tính rất cao được thần minh chỉ bảo mà phát hiện ra công pháp, nếu bạn không cho rằng việc tu luyện là nghiệp suốt đời thì không bao giờ được khai ngộ, rốt cuộc sẽ sa vào bàng môn tả đạo mà thôi, phải chân thật khẳng định rằng công phu chân chính không bao giờ có trong sách vở cổ kim, các bạn đang luyện bất kỳ môn công phu nào được rút từ sách vở ra hoặc là do được thầy truyền dạy mà thấy trùng hợp công pháp trong sách (bao gồm cả khí công, nhân điện, năng lượng sinh học,cảm xạ học , yoga..) thì nên biết đã luyện sai rồi, ý thủ đan điền lâu ngày thì đảm bảo sẽ mang bệnh đó, đau các dây thần kinh sau lưng và chân, lời thật mất lòng, không biết các bạn còn muốn nghe lời khó nghe nữa không?
Sách ''tính mệnh khuê chỉ'' , phần ''chính tà thuyết'' viết rằng:
''ngày nay những người học đạo, đội mũ cao, mặc bào vuông, tự mãn, tự túc, không chịu hạ mình đến xin thầy ta chỉ cho thứ tự tu trì, như mù lại giắt mù, chạy vào đường ngang ngõ tắt, há chẳng biết đại pháp có 3600 thứ, với 24 phẩm đại đơn, tất cả đều là bàng môn, chỉ có đạo kim đơn này mới là tu hành chính lộ, trừ đạo này ra, không có đường nào khác để thành tiên thành phật
Chung Ly Quyền nói:
đạo pháp ba nghìn sáu trăm môn
mỗi người nắm được một miêu côn
hay đâu là khiếu huyền quang đó
không thấy có trong 3600 môn
Vì đại đạo huyền quang khó gặp dễ thành, bàng môn tiểu thuật thì dễ học khó thành. Cho nên những kẻ hiếu sắc tham tài thường thường mê muội và chẳng giác ngộ, trong đó có số người thích lô hoả ( luyện ngoại đơn hoàng bạch hay kim ngọc), có số người lại thích nữ sắc để thái âm hộ dương, có người chuyên ngó đỉnh môn(thượng đơn điền), có người chuyên giữ gốc rốn, có người chuyển vận đôi mắt để luyện công, có số người chuyên trì thủ ấn đường, có số người chuyên chà xát vành rốn, có người thích lắc giáp tích, có người thích xoa bóp ngoại thận để tồn thần dưỡng khí, có người thích vận chuyển chân khí, có người thích dùng gái trinh để thái âm, có người thích bú sữa tại phòng trung, có người thích bế tức hành khí, có người ưa co duỗi để hành khí, có người thích vận động tam đan điền, có người thích hóp bụng co hậu môn để khỏi mất tinh(thở nghịch), có người thích hơ lưng nằm tuyết để tu luyện, có người thích ăn linh chi và bạch truật, có người thích thôn khí yết tân( nuốt nước miêng, có người thích nội quan tồn tưởng(quán tưởng), có người thích hưu lương tịch cốc, có người chịu lạnh và ăn bẩn, có người thích ban tinh vận khí, có người nhìn mũi điều hoà hơi thở, có người bỏ vợ vào núi, có người định quan giám hình, có người hùng kinh điểu thân ( tập ngũ cầm hí), có người nuốt sương và thực khí, có người chuyên ngồi không nằm, có người lo trừ thất tình, tảo trừ tạp niệm, có người thiển định bất ngữ, có người trai giới đoạn vị, có người thích mộng du tiên cảnh, có người yên lặng chầu về thượng đế, có người luyện mật chú trừ tà, có người luyện kiến văn chuyển tụng, có người ăn tinh khí mình để hoàn nguyên, có người bế huyệt vĩ lư để khép đóng dương quan, có người nấu luyện tiểu tiện gọi là thu thực, có người thu kinh nguyệt đàn bà mà họ gọi là hồng diên, có người luyện chế nhau người làm tử hà xa để làm thuốc cường dương, có người dùng chân khí để thông kinh hành khí, trợ giúp cho việc vợ chồng, có người nhắm mắt minh tâm để luyện bát đoạn cẩm, có người thổ cố nạp tân dùng hư ha hô hi suy, có người chuyên diện bích có chí muốn hàng long, phục hổ(đem nguyên thần xuống hạ đơn điền để phát động thận khí), có người tập khinh công để đạp gió cưỡi rồng, có người muốn hấp thụ tinh hoa của nhật nguyệt, có người ưa đạp cương lý đẩu để xem sao, có người nương theo các quẻ truân mông để luyện hoả hầu, có người luyện thuật kim ngân hoàng bạch, thiêu mao lộng hoả, có người mong trường sinh bất tử, có người muốn bạch nhật siêu thăng lên trời, có người chấp sắc tướng không muốn hoá, có người tu trì hư tĩnh cho khí tán không trở lại ( thiền định), có người giữ giới định tuệ để mong giải thoát, có người muốn trử sân si để cầu thanh tĩnh, có người khi còn sống mà muốn siêu thăng tây vực phật giới, có người nguyện lên thiên đường khi chết......phân phân loạn loạn như vậy không sao kể xiết. có nhiều người theo đạo theo Thích, chỉ theo một thuật một quyết như vậy, mà cho đó là kim đơn đại đạo, ô hô, họ như bọn quản trung thiết báo(dùng ống quản mà xem beo), đáy giếng nhìn trời, quấy dẫn trăm mối, chi ly vạn trạng, đem chí đạo phá đoạn phân môn, lấy mê dắt mê, manh tu hạt luyện, dẫn người vào đừơng tà.''
Sách ''tham đồng khế trực chỉ tiên chú'' viết rằng:
"thị phi sách còn ghi
có kẻ thích nội quan
chân bước theo khôi cương
lại thích luyện lục giáp
có người luyện phòng trung
chín nông, một lần sâu
có người vận hô hấp
có người tu luyệt lương
ngày đêm không chịu nằm
suốt tháng không ngừng nghỉ
thân thể yếu mòn dần
hoảng hốt như điên cuồng
tạng phủ muốn sôi lên
lòng không được thanh thản
có người thích lập đàn
sáng chiều lo tế tự
bè bạn cùng ma quỷ
những muốn được trường sinh
đi sai ngược đường trời
thân hình sẽ hủ hoại
tà thuật có rất nhiều
đều ngược với hoàng lão
rốt cuộc sẽ tử vong
người hay biết yếu chĩ
sẽ hiểu rõ đầu đuôi
Người học đạo thời nay, không gặp được chân sư, nên chạy vào bàng môn, có người thì định tâm chỉ niệm, tập nội quan, có người thì bước theo sao bắc đẩu và luyện lục giáp, có ngừơi theo tà thuật cửu nhất, có người thì vận hô hấp, có người thì tuyệt lương, có người thì ngày đêm không nằm, lúc nào tinh thần cũng hoảng hốt như điên cuồng, có người thì tí ngọ hành khí, làm cho bách mạch như sôi lên vậy, có người đáp đất lập đàn bè bạn cùng ma quỷ. Những người như vậy lập ra nhiều chuyện, đi ngược đại đạo, mong được trường sinh mà trái lại làm cho mình bị thương tổn, tự chuốc lấy tai họa của cửu đô, những người đó há không biết thế gian còn có thất phản cửu hoàn, kim dịch hoàn đơn chi đạo, có thể biến nữ thành nam, cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử hay sao? Nếu có bậc minh triết chí sĩ, lại gặp được chân sư và biết được yếu chỉ của đại đạo, thì sẽ biết rằng đạo tu chân không ở trong 3600 pháp môn tà đạo vậy"
Đoạn khác lại viết rằng:
"khi thần minh muốn dạy người
thì tâm linh sẽ tự ngộ
hãy tìm cho ra manh mối
sẽ thấy rành cửa ngõ
Thiên đạo vô tư, thường tryền cho các bậc hiền tài, vì đạo là điều quý báu của trời đất, không phải người đại trung đại hiếu thời không truyền, không phải đại đức, đại hạnh thời không trao. Nếu quả là người hiền đức thì có bao giờ lại không chịu truyền trao?"
Trich dẫn từ Huyền quang Tử

HUYỆT LÀ GÌ ?

HUYỆT LÀ GÌ?
Khí không chỉ tồn tại bên trong cơ thể mà còn toả ra ngoài cơ thể (tạo ra 1 dạng không gian đặc biệt bao quanh cơ thể mà người ta thường gọi là “hào quang”, “trường sinh học”, hay “trường nhân thể”). Các điểm trên cơ thể mà tại đó khí trong cơ thể và khí ngoài cơ thể có thể lưu thông với nhau được gọi là huyệt.
Để đơn giản, hãy tưởng tượng cơ thể giống như 1 nam châm. Các đường sức từ tạo thành vòng khép kín, một phần ở trong nam châm , một phần chạy bên ngoài. Phần bên trong nam châm giống như các kinh mạch, phần bên ngoài giống như các hào quang. Giao điểm của các đường sức với bề mặt nam châm là các huyệt.
Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy: Vị trí của các huyệt trên cơ thể thường là đầu mối của các dây thần kinh và mạch máu. Về mặt vật lý, các huyệt thường nằm ở vị trí lõm và có điện trở nhỏ hơn so với các điểm lân cận. Sử dụng các máy đo điện trở, người ta đã tìm ra hàng trăm huyệt mới không có trong các tài liệu Đông y truyền thống. Có lẽ nhờ những đặc điểm như vậy mà khí có thể lưu thông được qua huyệt dễ dàng hơn qua các điểm khác của cơ thể.
Huyệt thường được biết tới nhờ phương pháp châm cứu hay bấm huyệt. Mục đích của các phương pháp này chủ yếu nhằm tăng cường khả năng lưu thông của khí qua huyệt, cân bằng giữa khí bên trong và bên ngoài. Từ đó có thể chữa bệnh và năng cao sức khoẻ.Huyệt có thể nằm trên kinh mạch, cũng có thể không. Một số huyệt lại chỉ xuất hiện khi cơ thể gặp những biến cố đặc biệt như đau ốm, bệnh tật...
Một khái niệm khác cũng rất gần gũi với huyệt, đó là Luân xa. Luân xa không phải là một vị trí trên cơ thể. Luân xa là 1 khái niệm để chỉ Khí (năng lượng sinh học) khi nó lưu thông qua huyệt. Khí ở bên ngoài huyệt sẽ xoay tròn tạo thành 1 vòng xoáy hình nón (một số nhà nghiên cứu còn khẳng định chiều quay của luân xa hoàn toàn phù hợp với quy tắc “cái đinh ốc” trong vật lý học!)
Kinh mạch và huyệt:
Đông y và khí công thường nhắc đến kinh mạch như những con đường vận hành và luân chuyển của khí trong cơ thể. Còn huyệt là những điểm đặc biệt trên cơ thể mà tại đó có thể thu khí, phát khí, châm cứu chữa bệnh... Nếu xét theo quan điểm của khoa học hiện đại thì chúng là cái gì?
Trước hết hãy nói về kinh mạch. Liệu có phải trong cơ thể tồn tại những con đường đặc biệt như vậy hay không? Mọi nghiên cứu của khoa giải phẫu học đều cho thấy không tồn tại các đường kinh mạch theo các sơ đồ truyền thống của Đông y, tức là không tồn tại các đường vận hành khí 1 cách hữu hình trong cơ thể (như mạch máu hay dây thần kinh).
Nhưng những người luyện luyện tập khí công đều khẳng định là có các con đường này. Họ cảm nhận rất rõ sự vận hành cuả khí trong cơ thể theo những con đường đó. Thêm vào đó, những con đường này không phải là bất biến. Có khi kinh mạch cảm nhận được chỉ nhỏ như sợi tóc, có khi lại to bằng ngón tay, thậm chí to hơn, có khi lan rộng ra phủ khắp cơ thể, không còn phân biệt kinh mạch nào nữa.
Qua các đặc điểm trên của kinh mạch, kết hợp với các quan điểm về Khí đã trình bày ở phần trước, ta có thể đưa ra quan điểm về kinh mạch như sau:
Khí có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể, và chúng không ngừng vận động truyền lan đi theo dạng sóng. Cường độ của sóng (hay trường) tại các điểm khác nhau trong cơ thể là khác nhau (tuỳ thuộc vào đặc điểm của cơ thể tại điểm đó). Trên cơ thể có tồn tại những điểm đặc biệt khiến cho cường độ sóng sinh học tại các điểm đó cao hơn các điểm khác và sóng cũng dễ truyền lan hơn khi qua các điểm đó. Tập hợp những điểm như vậy tạo thành những đường truyền sóng hay kinh mạch.
Con người có thể cảm nhận được kinh mạch là do sự tác động của khí vào các tế bào thần kinh. Sóng lan truyền sẽ tác động vào tế bào thần kinh trên đường truyền sóng. Tuỳ thuộc vào cường độ của sóng tại điểm đó mà tác động đó là mạnh hay yếu. Kết quả là con người có thể cảm nhận được khí chuyển động trong kinh mạch với độ mạnh yếu khác nhau (Khi thì khí chạy nhanh, khi thì chạy chậm, lúc thì kinh mạch to, lúc thì nhỏ…). Có những lúc sóng truyền lan khắp cơ thể, tạo cảm giác tê nóng toàn thân, không còn thấy kinh mạch nữa.
Ngược lại, chính các tế bào thần kinh cũng có khả năng tác động tới sóng sinh học (do cũng có những đặc điểm điện - từ tương tự). Con người có thể sử dụng các tín hiệu thần kinh phát đi từ não để điều khiển sự vận hành của dòng khí theo ý mình như tụ khí vào 1 điểm, đưa khí đến các kinh mạch khác nhau...
Do tính chất động của cơ thể (trạng thái của cơ thể luôn thay đổi, lúc khoẻ, lúc yếu, lúc vui vẻ, lúc buồn chán…) nên sự vận hành của khí theo các kinh mạch cũng luôn biến động. Khi từ khí mạnh ở kinh mạch này, khi thì mạnh ở kinh mạch khác (Đông y đã tổng kết, gọi là sự vận hành của khí trong 12 chính kinh theo 12 giờ trong ngày). Cần phải nắm vững quy luật này để tác động tới khí 1 cách hiệu quả nhất.
KINH HUYỆT:
Tây Y vẫn còn ngạc nhiên về lối chữa bệnh bằng cách châm cứu của người Trung Hoa. Những cây kim nhỏ cắm vào các huyệt trên cơ thể có thể chữa lành rất nhiều bệnh tật.Khi giải phẫu, các bác sĩ không tìm thấy huyệt đạo ở đâu. Nó không phải mạch máu, không phải thần kinh. Nó có tác dụng đối với cơ thể, nhưng vô hình !
Các bác sĩ Pháp tiêm thuốc màu vào các vùng huyệt và thấy thuốc bị biến hình. Nếu thuốc không tiêm đúng huyệt sẽ không bị biến hình. Nhờ phương pháp này lần đầu tiên họ chụp được vị trí các huyệt. Nhưng kinh huyệt là gì thì vẫn không có lời định nghĩa xác đáng.
Như chúng ta đã biết, Tưởng, Hành và Thức ấm phát ra một trường không gian vô hình trùm phủ cả địa cầu. Còn riêng đối với Sắc ấm (thân thể) tâm chúng ta cũng khéo léo sắp đặt một hệ thống đường tín hiệu vô hình.
Nếu não bộ là hình ảnh vật chất của tâm thì kinh huyệt là hình ảnh tinh thần của thân. Bắp thịt, mạch máu, gân, xương... là cấu trúc hữu hình của thân. Kinh huyệt sẽ là cấu trúc vô hình của thân. Não bộ là cấu trúc hữu hình của tâm và Trường không gian sinh học sẽ là cấu trúc vô hình của tâm. Các chất liệu để cấu tạo nên Kinh huyệt cũng là chất liệu để cấu tạo nên Trường không gian của tâm. Ðối với khoảng không gian bên ngoài, tâm tạo ra vùng không gian tỏa rộng. Ðối với thân thể tâm tạo ra các kênh tín hiệu.
Thân chịu ảnh hưởng bởi mạch máu, hệ thần kinh, và cũng chịu ảnh hưởng của các kênh tín hiệu (kinh huyệt) này. Nếu có sự bế tắc huyệt đạo, thân thể sẽ bị bệnh. Châm cứu chính là phương pháp khai thông huyệt đạo giúp cho cơ thể trở lại bình thường.
Dù sao chúng ta cũng cảm phục các vị Y tổ Trung Hoa đã phát hiện ra hệ thống huyệt đạo kỳ lạ này. Trong cái cấu trúc siêu hình của thân này, có những luồng khí lực chạy lên chạy xuống theo những quy luật nhất định. Một quy luật quan trọng cho sự vận động vô hình đó là luật Âm Dương. Theo luật Âm Dương này, gốc của khí lực nằm ở phía dưới bụng và theo đường xương sống. Chính vì khám phá điều này mà người Trung Hoa Ấn Ðộ, Tây Tạng lập thành môn khí công, Yoga nổi tiếng thế giới. Họ không chú trọng tập luyện cơ bắp như Tây phương. Họ chú trọng việc dùng tâm để củng cố cái gốc sức mạnh ở dưới bụng (Ðan Ðiền), ở xương sống để tạo thành một kình lực mới, khác hơn lực cơ bắp, và dữ dội hơn lực cơ bắp. Nhan nhản khắp Trung Hoa ngày nay, người ta thấy rất nhiều người luyện thành công môn khí công này với những năng lực đặc biệt như khinh thân, công phá, chữa bệnh... Còn những Lạt Ma Tây tạng thì được đánh giá cao hơn nữa .
Theo luật Âm Dương này thì những gì khuất phía dưới, núp phía sau, tiềm ẩn vô hình mới là cái gốc phát sinh ra những cái bề mặt. Người Ðông Phương khám phá luật này nên có phong cách sống trầm lặng sâu sắc hơn người Tây Phương

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2008

紅家拳 羅浮山 HỒNG GIA QUYỀN LA PHÙ SƠN

Hồng Gia là một phái lớn trong thập đại danh gia của võ lâm Trung Quốc (Hồng, Lưu, Lý, Thái, Mạc, Phật...). Hồng Gia thuộc dòng nội gia còn gọi là La Phù Sơn Huyền Công, khác với Hồng quyền của Hồng Huy Quan thuộc ngoại gia, vốn chủ trương “trong cương có nhu”.
Hồng Gia Quyền đi theo xu hướng “trong nhu có cương, trong sự mềm mại của bông gòn có sắt thép”.
Hồng Gia truyền đến Việt Nam hơn nửa thế kỷ, và đã đồng hóa trở thành Hồng Gia Việt Nam. Người nhận lãnh trọng trách chưởng môn là võ sư Lý Hồng Thái, hiện đang định cư ở Mỹ. Vừa trở vê VN, chưa kịp nghỉ ngơi ông đã có một buổi xêmina dành cho cao đồ và các bằng hữu.
Những điều ông nói thật khó cảm nhận đối với nhiều người vốn mang nặng lý tính. Thế nhưng ông không nói suông mà đã chứng minh thế nào là “quên bỏ hết để trở về gốc, đến không còn vướng bận, không còn trụ vào đâu nữa, đi ngược với lẽ thông thường, thay vì tích trữ ta xả bỏ”. Với động tác rũ cốt, ông biến mình thành “bộ xương”, không cầu sinh, không cầu tử. Người môn đồ lấy hết sức bình sinh đấm vào bên phải “bộ xương” đó thì bên trái đòn tự động bật đánh lại, đánh bên trên thì bên dưới bật đá ra.
Đánh chậm nó phản đòn chậm, đánh nhanh nó phản đòn nhanh. Thoắt cái, ông trở về trạng thái bình thường, và chậm rãi giải thích: “Thật ra nó không lo tự vệ cũng như có ý định đánh lại ta, trái lại nó nương vào ta, nhờ ta động mà nó sống. Sự phản đòn của nó là hoàn toàn tự nhiên, không tính toán, không chiêu thức”.
Võ sư Lý Hồng Thái là bậc kỳ tài võ thuật. Ông đã đi khắp thế giới và “lâm sàng” với nhiều môn phái. Các tạp chí võ thuật nổi tiếng như Kung Fu, Karate Bushido, Black Belt... ở nước ngoài đều có những bài viết trang trọng về ông. Ông cũng đã tìm về La Phù Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) để nhận chân lại nguồn gốc. Tuy nhiên môn Huyền công một thời vang bóng giờ đã lụi tàn. Thời gian như bóng câu, cái gì không được gìn giữ thì sẽ nhanh chóng mai một, thất truyền. “Cũng may là dòng võ đặc dị này còn lưu giữ tại Việt Nam”.
...Ngày ấy là một buổi sáng mùa xuân, tiết trời Hà Nội hãy còn lạnh buốt. Bên trong một trang viên có một cậu bé ốm yếu, tính mạng đang lâm vào tình trạng thập tử nhất sinh. Một hán tử xuất hiện dùng thuật châm cứu kịp thời cứu sống đứa bé. Và trang hán tử đó đã nhận đứa bé làm dưỡng tử đưa về Tàu chạy chữa, với lời hứa: “Ba năm sau lên núi La Phù, xem sự sống chết của đứa trẻ ra sao”.
Người hán tử trung niên ấy chính là sư phụ Lý Văn Tân, chưởng môn của thánh địa La Phù Sơn. Đứa bé ấy chính là cháu bôn đời của cụ Tam nguyên Yên Đô Nguyễn Khuyến, người sau này khai sáng môn Hồng Gia Việt Nam, có tên là Nguyễn Mạnh Đức. Như một cơ duyên, cậu bé Nguyễn Mạnh Đức theo thầy tu tập ròng rã hơn hai mươi năm trên sơn động.La Phù Sơn, nằm giữa Quảng Châu và Huệ Châu, trước thời nhà Đường, vùng này thuộc đất Giao Chỉ. Tương truyền tại núi La Phù nửa đêm có thể nhìn thấy mặt trời. Núi có hai lầu đá, chùa Diên Tường ở lầu nam, động Chu Minh ở phía sau Xung Hư quán, được coi là động thứ bảy của cõi bồng lai. Sau quán Xung Hư có đàn Triều Đẩu (đàn ngắm sao) của Chu Minh chân nhân. Vùng này nghe có nhiều đan sa, nên Cát Hồng đời Đông Tấn thích phép đạo dẫn thần tiên, đã đưa gia đình về đây để luyện tiên đan hòng cầu trường sinh bất tử. Ngọn núi này cũng là nơi xuất phát môn phái Hồng Gia Quyền - Huyền công La Phù Sơn.
Ngày xuống núi, Nguyễn Mạnh Đức không những tinh thông Thập bát ban võ nghệ, còn am tường dịch học, y lý và và nắm vững toàn khâu bộ Thái Ât chân kinh.
Hồng Gia Quyền được truyền bá và đón nhận nồng nhiệt tại Việt Nam. Có thể do những chiêu thức kỳ ảo biến hóa khôn lường như Ma vân thủ, hay ở bộ pháp linh hoạt tuyệt diệu của Địa đàng công, hoặc ở phần tâm pháp Xả kỷ tùng nhân, Tiên ưu hậu lạc... là hấp lực lôi kéo mọi người đến với Hồng Gia.
Khi chuyên cần luyện tập nội công và quyền pháp Hồng Gia, người luyện sẽ khám phá được sức vận chuyển âm thầm của ngũ hành, hiểu được thế nào là “nước mềm làm mòn đá cứng” để thấu triệt nguyên lý lấy nhu thắng cương. Khi áp dụng vào tấn pháp có thể đạt đến trạng thái cực tĩnh để quán thông được nhất cử, nhất động của đối phương. Đây cũng là cái tĩnh của bậc hiền nhân khi tâm tư đã lắng đọng để giao hòa cùng thiên nhiên nhiên, vạn vật.
Võ sư Lý Hồng Thái đã tiếp nhận toàn bộ tuyệt kỹ từ tay sư phụ và cũng là thân phụ ông truyền lại. Với trách nhiệm xiển dương dòng phái, ông đã ngày đêm miệt mài mang những tinh hoa võ học của người xưa “phổ” lại cho người Việt Nam. Tại Mỹ, ngoài trụ sở Tổng đàn đặt tại Westminster, còn có các sân tập tại San Jose, Washington D.C. Tại các nước Pháp, Đức, Úc, Canada là nơi có đông đảo người Việt sinh sống đều có những sinh hoạt của Hồng Gia Việt Nam. Đặc biệt, tại Belarus và Nga, Hồng Gia Quyền phát triển rất mạnh với sự truyền bá của võ sư Lâm Thành Khanh.
Dù phát triển ở đâu, trên huy hiệu của dòng phái, ba chữ La Phù Sơn được gắn liền với sinh mệnh của Hồng Gia Việt Nam, như một biểu tượng của tinh thần “uống nước nhớ nguồn” thấm nhuần tinh thần võ đạo dân tộc.
VÕ CHIÊU
Trich t ừ Vi ệt B áo