Thứ Năm, 10 tháng 4, 2008

THÁI CỰC KÌNH ( THÁI CỰC QUYỀN)

Quyền phổ khẩu quyết của Thái cực
"Hư linh đỉnh kình, khí trầm đan điền
Hàm hung bạt bối, trầm kiên truỵ chẩu
Tùng yêu viên đan, khai khoá khuất tất
Thần tụ khí liễm, thân thủ phóng trương
Trên là 4 quy định của quyền phổ. Hư linh đỉnh kình và Khí trầm đan điền ý nói là phần đầu treo lên như có sợi dây, buông lỏng cơ thể . Hàm hung bạt bối lấy trước ngực làm cột trụ như miệng rồng ngậm lại, phía sau lưng mở rộng như lưng Gấu phóng trương. Trầm kiên trụy chẩu là hai vai trầm xuống hai chỏ khép lại . Tùng yêu viên đan và khai khoá khuất tất là vùng eo phải uyển chuyễn buông lỏng hai chân xoay tròn vừa sắp xếp tư thế dưới chân tấn có thể phóng trương thay đổi hư và thực. Thần tụ khí liễm và thân thủ phóng trương là tinh thần tập trung lại 1 chổ bình tỉnh mọi sự vật chuyễn động ta không động thân thủ buông lỏng phóng trương để tăng tính đàn hồi
Gộp 4 quy định trên ta thấy Thái cực đối với thân thể tay chân đòi hỏi phải có sự phóng trương, vì sự phóng trương sinh ra tính đàn hồi mà tạo thành "băng kình" là điều cơ bản của Thái cực ngoài ra có thể khiến cho tinh thần của chúng ta hưng phấn tự nhiên, không phát sinh gồng cứng mà thành bệnh hay dùng sức lực vụng về ( chuyết lực). Phóng trương khiến cho bên trong thân thủ có cảm giác tinh tế và bền bỉ , còn dùng sức vụng về do gồng cứng cho ta thân thủ có cảm giac thô sơ .
TÁM LOẠI KÌNH VÀ TÍNH ĐÀN HỒI CỦA BẰNG KÌNH
Thái cực dụng ý không dụng lực vụng về (chuyết lực) , nhưng không nói là dùng ý mà không dùng kình, bởi vì Thái cực là do 8 loại kình cấu thành, 8 loại kình đều có tính đàn hồi và phóng trương, vì vậy gọi là kình mà không gọi là lực, ai nhìn vào cũng chỉ thấy đó là lực bởi do kình mắt không nhìn thấy được, 8 loại kình tùy theo tên gọi không giống nhau, nhưng thực chất chỉ là một loại "Bằng Kình" nội dung của 8 kình chia ra như sau.
1.- Tất cả các động tác chưởng tâm vặn xoắn ( triền ty) từ trong ra ngoài gọi là Bằng Kình.
2.-Tất cà động tác chưởng tâm văn xoắn từ ngoài vào trong gọi là Lý Kình.
3.- Hai chưởng cùng lúc dùng bằng kình giao nhau đẩy ra ngoài gọi là Tê Kình.
4.- Chưởng tâm dùng bằng kình cuộn xuống thâm nhập vào 1 điểm mà không rời ra gọi là Án Kình.
5.- Hai chưởng hợp nhau bên phải bên trái , phía trước phía sau bằng bằng kình chia ra làm hai gọi là Thái kình.
6.- Dùng bằng kình trong động tác cong, co lại rồi tung ra trong cự ly ngắn, có tính bật như lò xo gọi là Liệt Kình.
7.- Cánh tay cuộn lại, dùng bằng kình của cùi chỏ gọi là Chẩu Kình.
8.- Chỏ đánh ra ngoài 1 vòng tròn dùng bằng kình của 3 đường phòng tuyến thân thể gọi là Kháo Kình (3 đường phòng tuyến : cánh tay, chỏ , vai).
Gộp 8 Kình ở trên chung quy cũng chỉ có một Kình chính là Bằng Kình. là một loại Kình bật ra như lò xo, mềm mại mà không đứt đoạn, đó là điều cơ bản của Thái cực, ai không nắm rỏ điều này thì không phải Thái cực Quyền.
Muốn luyện được Bằng Kình trước tiên phải phá bỏ mọi tư tưởng cũng như hành động cứng ngắt của thân thể gia tăng về nội công ( nội công Hồng Gia) tập luyện vặn xoắn các cơ tay, chân, eo, cổ cho thật mềm mại và khí huyết lưu thông trong kinh mạch không bị bế các huyệt đạo tinh thần luôn luôn sãn khoái thì khi tập luyện Kình phát ra như lò xo phóng trương toàn thân , luyện kình như luyện thép cứng mà không gãy mềm mà không nhủn đó mới là Kình mọi sự vận động của Thái cực giống như quấn ( Triền ty Kình) ý muốn nói hình tượng vận kình vặn xoắn, vặn xoắn theo một đường cong tương tự như một viên đạn bắn ra khỏi nòng súng và bay ra trong không gian vẩn xoay chuyễn trong tuyến vòng tròn của đường thương tuyến của khẩu súng đó. Triền ty Kình của Thái cực phải đúng theo hình thức này .

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2008

Các triệu chứng bệnh do tắc nghẽn khí và cách xử lý:
Đan điền là bể chứa tiên thiên khí, khi còn trong bào thai, cửa huyền quan thường mở , chân khí qua đó mà thâm nhập tàng chứa tại đan điền, sau đó phân phối cho ngũ tạng lục phủ, một phần lớn cung cấp cho mệnh môn tiết ra ngoài theo tinh sinh dục để thụ thai, cho nên trong tinh sinh dục có chứa khí tiên thiên, nếu sinh hoạt tình dục quá độ, rút hết khí của đan điền thì thì đan điền sẽ tự động rút khí của ngũ tạng và lục phủ để cung cấp cho hoạt động này, kết quả là sẽ yểu mệnh.cho nên sinh hoạt tình dụng điều độ thì sẽ không hao tổn tiên thiên khí qúa mức, nhưng cũng không cần diệt dục vì đó là quy luật tự nhiên, tiên thiên khí vẫn sẽ hao tổn khi ngủ mê nếu bị dồn nén lại.bàng môn tiểu thuật bày ra thuyết luyện tinh hoá khí thực ra không phải là tinh có thể bốc hơi thành khí mà là trong khi xuất tinh thì tìm cách giử tiên thiên khí lại đưa qua huyệt vĩ lư, đây chẳng qua là cách tiết kiệm chân khí để kéo dài tuổi thọ mà thôi.

Các phép luyện khí công dạy người ý thủ đan điền, nếu ở người có tiên thiên khí bẩm sinh mạnh thì lực lượng ở đan điền sẽ đủ mạnh để đột nhập vĩ lư, nếu không đủ lực lượng thì nó sẽ hút khí ngũ tạng lục phủ ra để làm việc này, vì vậy mà khi mới bắt đầu thủ ý thường không có cảm giác, sau một thời gian thì bắt đầu nhận được khí cảm là do khí từ tạng phủ được hút từ từ vào đan điền.

Khi chân khí ở đan điền đủ mạnh thì nó đột nhập vĩ lư huyệt, thời gian này thường thấy huyệt hội âm nhảy nhót rung động, khí đi qua vĩ lư như dòng nước mát chảy qua, nhưng thường nó sẽ không qua hết, một phần bị tắc nghẻn lại và tồn lưu xuống kinh mạch ở mông và hai chân, người này sẽ mắc bệnh đau giống như đau thần kinh ở mông và chân, bệnh khi nặng khi nhẹ bất thường, trường hợp đau nặng không thể đi lại được.phần khí vượt qua vĩ lư sẽ tiếp tục đi lên mệnh môn, thời gian này thấy mệnh môn thường nhảy động, sau khi đủ lực lượng tiếp tục thẳng lên giáp tích, đây là cữa ải khó vượt qua, nếu bị tắc nghẽn ở đây thì sẽ bị đau mỏi lưng, người bệnh không thể nằm ngữa khi ngủ, bệnh tăng nặng vào đêm, đau mỏi dữ dội, nơi đau không cố định mà di chuyển qua lại, biểu hiện giống như đau các dây thần kinh ở vùng lưng, ban ngày thì bệnh giảm nhẹ hoặc khỏi hẳn, đêm lại phát bệnh, không gây tổn thương ở xương sống.

Một phần chân khí sẽ vượt giáp tích và tiến lên huyệt đại chùy và phong phủ đột nhập ngọc chẩm quan, đến đây sẽ gặp tắc nghẽn, chân khí sẽ thâm nhập vào cổ họng và lưỡi làm tê cứng vùng họng và lưỡi, lưỡi thường xuyên bị tê đau cứng, đặc biệt khi căng thẳng thần kinh và khi đọc sách các triệu chứng càng tăng mạnh kèm theo nhức đầu, có thể gây ra các chứng viêm xoang, tắc mũi, đau khớp thái dương, đặc biệt triệu chứng dễ thấy bên ngoài nhất là hay ngáp dài, không buồn ngủ cũng ngáp, cứ 5 phút thì lại ngáp một lần, trường hợp này khí không thể nhập ngọc chẩm quan mà bế tắc tại phong phủ, các triệu chứng trên ảnh hưởng vô cùng lớn tới năng xuất làm việc.
Cách xử lý có hai phương pháp:
1. Theo truyền thống, dùng ý thủ tại những nơi tắc nghẽn, nhằm tập trung chân khí bị tắc nghẽn lại và vượt ải, lần lượt tập trung lâu dài ở vĩ lư, giáp tích, thiên đột, phong phủ, chỉ tập trung chứ không dẫn khí, để nó tự vượt ải, khi vượt ải thì thấy xương sống bị kéo căng ra đến mức mỏi cơ xương sống, khi không thể chịu đựng được nữa thì chuyển sang huyệt kế tiếp, khi toàn bộ khí đột nhập qua ngọc chẩm quan rồi thì không cần quan tâm nữa, nó sẽ nhập vào não môn.
2. Nếu theo cách truyền thống không hiệu quả thì có thể dùng châm cứu tại những nơi bế tắc , nhưng cách này dễ làm cho chân khí bị hao tán.

NHỮNG SAI LẦM TRONG ĐI TÌM KHÍ CÔNG

Những sai lầm hay có thể là những điểm bí mật không được phép phổ biến công khai trong khí công dẫn đến ngày nay người tập khí công tuy nhiều mà thành công không có bao nhiêu, phần nhiều những người thành công được là do ngộ tính rất cao được thần minh chỉ bảo mà phát hiện ra công pháp, nếu bạn không cho rằng việc tu luyện là nghiệp suốt đời thì không bao giờ được khai ngộ, rốt cuộc sẽ sa vào bàng môn tả đạo mà thôi, phải chân thật khẳng định rằng công phu chân chính không bao giờ có trong sách vở cổ kim, các bạn đang luyện bất kỳ môn công phu nào được rút từ sách vở ra hoặc là do được thầy truyền dạy mà thấy trùng hợp công pháp trong sách (bao gồm cả khí công, nhân điện, năng lượng sinh học,cảm xạ học , yoga..) thì nên biết đã luyện sai rồi, ý thủ đan điền lâu ngày thì đảm bảo sẽ mang bệnh đó, đau các dây thần kinh sau lưng và chân, lời thật mất lòng, không biết các bạn còn muốn nghe lời khó nghe nữa không?
Sách ''tính mệnh khuê chỉ'' , phần ''chính tà thuyết'' viết rằng:
''ngày nay những người học đạo, đội mũ cao, mặc bào vuông, tự mãn, tự túc, không chịu hạ mình đến xin thầy ta chỉ cho thứ tự tu trì, như mù lại giắt mù, chạy vào đường ngang ngõ tắt, há chẳng biết đại pháp có 3600 thứ, với 24 phẩm đại đơn, tất cả đều là bàng môn, chỉ có đạo kim đơn này mới là tu hành chính lộ, trừ đạo này ra, không có đường nào khác để thành tiên thành phật
Chung Ly Quyền nói:
đạo pháp ba nghìn sáu trăm môn
mỗi người nắm được một miêu côn
hay đâu là khiếu huyền quang đó
không thấy có trong 3600 môn
Vì đại đạo huyền quang khó gặp dễ thành, bàng môn tiểu thuật thì dễ học khó thành. Cho nên những kẻ hiếu sắc tham tài thường thường mê muội và chẳng giác ngộ, trong đó có số người thích lô hoả ( luyện ngoại đơn hoàng bạch hay kim ngọc), có số người lại thích nữ sắc để thái âm hộ dương, có người chuyên ngó đỉnh môn(thượng đơn điền), có người chuyên giữ gốc rốn, có người chuyển vận đôi mắt để luyện công, có số người chuyên trì thủ ấn đường, có số người chuyên chà xát vành rốn, có người thích lắc giáp tích, có người thích xoa bóp ngoại thận để tồn thần dưỡng khí, có người thích vận chuyển chân khí, có người thích dùng gái trinh để thái âm, có người thích bú sữa tại phòng trung, có người thích bế tức hành khí, có người ưa co duỗi để hành khí, có người thích vận động tam đan điền, có người thích hóp bụng co hậu môn để khỏi mất tinh(thở nghịch), có người thích hơ lưng nằm tuyết để tu luyện, có người thích ăn linh chi và bạch truật, có người thích thôn khí yết tân( nuốt nước miêng, có người thích nội quan tồn tưởng(quán tưởng), có người thích hưu lương tịch cốc, có người chịu lạnh và ăn bẩn, có người thích ban tinh vận khí, có người nhìn mũi điều hoà hơi thở, có người bỏ vợ vào núi, có người định quan giám hình, có người hùng kinh điểu thân ( tập ngũ cầm hí), có người nuốt sương và thực khí, có người chuyên ngồi không nằm, có người lo trừ thất tình, tảo trừ tạp niệm, có người thiển định bất ngữ, có người trai giới đoạn vị, có người thích mộng du tiên cảnh, có người yên lặng chầu về thượng đế, có người luyện mật chú trừ tà, có người luyện kiến văn chuyển tụng, có người ăn tinh khí mình để hoàn nguyên, có người bế huyệt vĩ lư để khép đóng dương quan, có người nấu luyện tiểu tiện gọi là thu thực, có người thu kinh nguyệt đàn bà mà họ gọi là hồng diên, có người luyện chế nhau người làm tử hà xa để làm thuốc cường dương, có người dùng chân khí để thông kinh hành khí, trợ giúp cho việc vợ chồng, có người nhắm mắt minh tâm để luyện bát đoạn cẩm, có người thổ cố nạp tân dùng hư ha hô hi suy, có người chuyên diện bích có chí muốn hàng long, phục hổ(đem nguyên thần xuống hạ đơn điền để phát động thận khí), có người tập khinh công để đạp gió cưỡi rồng, có người muốn hấp thụ tinh hoa của nhật nguyệt, có người ưa đạp cương lý đẩu để xem sao, có người nương theo các quẻ truân mông để luyện hoả hầu, có người luyện thuật kim ngân hoàng bạch, thiêu mao lộng hoả, có người mong trường sinh bất tử, có người muốn bạch nhật siêu thăng lên trời, có người chấp sắc tướng không muốn hoá, có người tu trì hư tĩnh cho khí tán không trở lại ( thiền định), có người giữ giới định tuệ để mong giải thoát, có người muốn trử sân si để cầu thanh tĩnh, có người khi còn sống mà muốn siêu thăng tây vực phật giới, có người nguyện lên thiên đường khi chết......phân phân loạn loạn như vậy không sao kể xiết. có nhiều người theo đạo theo Thích, chỉ theo một thuật một quyết như vậy, mà cho đó là kim đơn đại đạo, ô hô, họ như bọn quản trung thiết báo(dùng ống quản mà xem beo), đáy giếng nhìn trời, quấy dẫn trăm mối, chi ly vạn trạng, đem chí đạo phá đoạn phân môn, lấy mê dắt mê, manh tu hạt luyện, dẫn người vào đừơng tà.''
Sách ''tham đồng khế trực chỉ tiên chú'' viết rằng:
"thị phi sách còn ghi
có kẻ thích nội quan
chân bước theo khôi cương
lại thích luyện lục giáp
có người luyện phòng trung
chín nông, một lần sâu
có người vận hô hấp
có người tu luyệt lương
ngày đêm không chịu nằm
suốt tháng không ngừng nghỉ
thân thể yếu mòn dần
hoảng hốt như điên cuồng
tạng phủ muốn sôi lên
lòng không được thanh thản
có người thích lập đàn
sáng chiều lo tế tự
bè bạn cùng ma quỷ
những muốn được trường sinh
đi sai ngược đường trời
thân hình sẽ hủ hoại
tà thuật có rất nhiều
đều ngược với hoàng lão
rốt cuộc sẽ tử vong
người hay biết yếu chĩ
sẽ hiểu rõ đầu đuôi
Người học đạo thời nay, không gặp được chân sư, nên chạy vào bàng môn, có người thì định tâm chỉ niệm, tập nội quan, có người thì bước theo sao bắc đẩu và luyện lục giáp, có ngừơi theo tà thuật cửu nhất, có người thì vận hô hấp, có người thì tuyệt lương, có người thì ngày đêm không nằm, lúc nào tinh thần cũng hoảng hốt như điên cuồng, có người thì tí ngọ hành khí, làm cho bách mạch như sôi lên vậy, có người đáp đất lập đàn bè bạn cùng ma quỷ. Những người như vậy lập ra nhiều chuyện, đi ngược đại đạo, mong được trường sinh mà trái lại làm cho mình bị thương tổn, tự chuốc lấy tai họa của cửu đô, những người đó há không biết thế gian còn có thất phản cửu hoàn, kim dịch hoàn đơn chi đạo, có thể biến nữ thành nam, cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử hay sao? Nếu có bậc minh triết chí sĩ, lại gặp được chân sư và biết được yếu chỉ của đại đạo, thì sẽ biết rằng đạo tu chân không ở trong 3600 pháp môn tà đạo vậy"
Đoạn khác lại viết rằng:
"khi thần minh muốn dạy người
thì tâm linh sẽ tự ngộ
hãy tìm cho ra manh mối
sẽ thấy rành cửa ngõ
Thiên đạo vô tư, thường tryền cho các bậc hiền tài, vì đạo là điều quý báu của trời đất, không phải người đại trung đại hiếu thời không truyền, không phải đại đức, đại hạnh thời không trao. Nếu quả là người hiền đức thì có bao giờ lại không chịu truyền trao?"
Trich dẫn từ Huyền quang Tử

HUYỆT LÀ GÌ ?

HUYỆT LÀ GÌ?
Khí không chỉ tồn tại bên trong cơ thể mà còn toả ra ngoài cơ thể (tạo ra 1 dạng không gian đặc biệt bao quanh cơ thể mà người ta thường gọi là “hào quang”, “trường sinh học”, hay “trường nhân thể”). Các điểm trên cơ thể mà tại đó khí trong cơ thể và khí ngoài cơ thể có thể lưu thông với nhau được gọi là huyệt.
Để đơn giản, hãy tưởng tượng cơ thể giống như 1 nam châm. Các đường sức từ tạo thành vòng khép kín, một phần ở trong nam châm , một phần chạy bên ngoài. Phần bên trong nam châm giống như các kinh mạch, phần bên ngoài giống như các hào quang. Giao điểm của các đường sức với bề mặt nam châm là các huyệt.
Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy: Vị trí của các huyệt trên cơ thể thường là đầu mối của các dây thần kinh và mạch máu. Về mặt vật lý, các huyệt thường nằm ở vị trí lõm và có điện trở nhỏ hơn so với các điểm lân cận. Sử dụng các máy đo điện trở, người ta đã tìm ra hàng trăm huyệt mới không có trong các tài liệu Đông y truyền thống. Có lẽ nhờ những đặc điểm như vậy mà khí có thể lưu thông được qua huyệt dễ dàng hơn qua các điểm khác của cơ thể.
Huyệt thường được biết tới nhờ phương pháp châm cứu hay bấm huyệt. Mục đích của các phương pháp này chủ yếu nhằm tăng cường khả năng lưu thông của khí qua huyệt, cân bằng giữa khí bên trong và bên ngoài. Từ đó có thể chữa bệnh và năng cao sức khoẻ.Huyệt có thể nằm trên kinh mạch, cũng có thể không. Một số huyệt lại chỉ xuất hiện khi cơ thể gặp những biến cố đặc biệt như đau ốm, bệnh tật...
Một khái niệm khác cũng rất gần gũi với huyệt, đó là Luân xa. Luân xa không phải là một vị trí trên cơ thể. Luân xa là 1 khái niệm để chỉ Khí (năng lượng sinh học) khi nó lưu thông qua huyệt. Khí ở bên ngoài huyệt sẽ xoay tròn tạo thành 1 vòng xoáy hình nón (một số nhà nghiên cứu còn khẳng định chiều quay của luân xa hoàn toàn phù hợp với quy tắc “cái đinh ốc” trong vật lý học!)
Kinh mạch và huyệt:
Đông y và khí công thường nhắc đến kinh mạch như những con đường vận hành và luân chuyển của khí trong cơ thể. Còn huyệt là những điểm đặc biệt trên cơ thể mà tại đó có thể thu khí, phát khí, châm cứu chữa bệnh... Nếu xét theo quan điểm của khoa học hiện đại thì chúng là cái gì?
Trước hết hãy nói về kinh mạch. Liệu có phải trong cơ thể tồn tại những con đường đặc biệt như vậy hay không? Mọi nghiên cứu của khoa giải phẫu học đều cho thấy không tồn tại các đường kinh mạch theo các sơ đồ truyền thống của Đông y, tức là không tồn tại các đường vận hành khí 1 cách hữu hình trong cơ thể (như mạch máu hay dây thần kinh).
Nhưng những người luyện luyện tập khí công đều khẳng định là có các con đường này. Họ cảm nhận rất rõ sự vận hành cuả khí trong cơ thể theo những con đường đó. Thêm vào đó, những con đường này không phải là bất biến. Có khi kinh mạch cảm nhận được chỉ nhỏ như sợi tóc, có khi lại to bằng ngón tay, thậm chí to hơn, có khi lan rộng ra phủ khắp cơ thể, không còn phân biệt kinh mạch nào nữa.
Qua các đặc điểm trên của kinh mạch, kết hợp với các quan điểm về Khí đã trình bày ở phần trước, ta có thể đưa ra quan điểm về kinh mạch như sau:
Khí có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể, và chúng không ngừng vận động truyền lan đi theo dạng sóng. Cường độ của sóng (hay trường) tại các điểm khác nhau trong cơ thể là khác nhau (tuỳ thuộc vào đặc điểm của cơ thể tại điểm đó). Trên cơ thể có tồn tại những điểm đặc biệt khiến cho cường độ sóng sinh học tại các điểm đó cao hơn các điểm khác và sóng cũng dễ truyền lan hơn khi qua các điểm đó. Tập hợp những điểm như vậy tạo thành những đường truyền sóng hay kinh mạch.
Con người có thể cảm nhận được kinh mạch là do sự tác động của khí vào các tế bào thần kinh. Sóng lan truyền sẽ tác động vào tế bào thần kinh trên đường truyền sóng. Tuỳ thuộc vào cường độ của sóng tại điểm đó mà tác động đó là mạnh hay yếu. Kết quả là con người có thể cảm nhận được khí chuyển động trong kinh mạch với độ mạnh yếu khác nhau (Khi thì khí chạy nhanh, khi thì chạy chậm, lúc thì kinh mạch to, lúc thì nhỏ…). Có những lúc sóng truyền lan khắp cơ thể, tạo cảm giác tê nóng toàn thân, không còn thấy kinh mạch nữa.
Ngược lại, chính các tế bào thần kinh cũng có khả năng tác động tới sóng sinh học (do cũng có những đặc điểm điện - từ tương tự). Con người có thể sử dụng các tín hiệu thần kinh phát đi từ não để điều khiển sự vận hành của dòng khí theo ý mình như tụ khí vào 1 điểm, đưa khí đến các kinh mạch khác nhau...
Do tính chất động của cơ thể (trạng thái của cơ thể luôn thay đổi, lúc khoẻ, lúc yếu, lúc vui vẻ, lúc buồn chán…) nên sự vận hành của khí theo các kinh mạch cũng luôn biến động. Khi từ khí mạnh ở kinh mạch này, khi thì mạnh ở kinh mạch khác (Đông y đã tổng kết, gọi là sự vận hành của khí trong 12 chính kinh theo 12 giờ trong ngày). Cần phải nắm vững quy luật này để tác động tới khí 1 cách hiệu quả nhất.
KINH HUYỆT:
Tây Y vẫn còn ngạc nhiên về lối chữa bệnh bằng cách châm cứu của người Trung Hoa. Những cây kim nhỏ cắm vào các huyệt trên cơ thể có thể chữa lành rất nhiều bệnh tật.Khi giải phẫu, các bác sĩ không tìm thấy huyệt đạo ở đâu. Nó không phải mạch máu, không phải thần kinh. Nó có tác dụng đối với cơ thể, nhưng vô hình !
Các bác sĩ Pháp tiêm thuốc màu vào các vùng huyệt và thấy thuốc bị biến hình. Nếu thuốc không tiêm đúng huyệt sẽ không bị biến hình. Nhờ phương pháp này lần đầu tiên họ chụp được vị trí các huyệt. Nhưng kinh huyệt là gì thì vẫn không có lời định nghĩa xác đáng.
Như chúng ta đã biết, Tưởng, Hành và Thức ấm phát ra một trường không gian vô hình trùm phủ cả địa cầu. Còn riêng đối với Sắc ấm (thân thể) tâm chúng ta cũng khéo léo sắp đặt một hệ thống đường tín hiệu vô hình.
Nếu não bộ là hình ảnh vật chất của tâm thì kinh huyệt là hình ảnh tinh thần của thân. Bắp thịt, mạch máu, gân, xương... là cấu trúc hữu hình của thân. Kinh huyệt sẽ là cấu trúc vô hình của thân. Não bộ là cấu trúc hữu hình của tâm và Trường không gian sinh học sẽ là cấu trúc vô hình của tâm. Các chất liệu để cấu tạo nên Kinh huyệt cũng là chất liệu để cấu tạo nên Trường không gian của tâm. Ðối với khoảng không gian bên ngoài, tâm tạo ra vùng không gian tỏa rộng. Ðối với thân thể tâm tạo ra các kênh tín hiệu.
Thân chịu ảnh hưởng bởi mạch máu, hệ thần kinh, và cũng chịu ảnh hưởng của các kênh tín hiệu (kinh huyệt) này. Nếu có sự bế tắc huyệt đạo, thân thể sẽ bị bệnh. Châm cứu chính là phương pháp khai thông huyệt đạo giúp cho cơ thể trở lại bình thường.
Dù sao chúng ta cũng cảm phục các vị Y tổ Trung Hoa đã phát hiện ra hệ thống huyệt đạo kỳ lạ này. Trong cái cấu trúc siêu hình của thân này, có những luồng khí lực chạy lên chạy xuống theo những quy luật nhất định. Một quy luật quan trọng cho sự vận động vô hình đó là luật Âm Dương. Theo luật Âm Dương này, gốc của khí lực nằm ở phía dưới bụng và theo đường xương sống. Chính vì khám phá điều này mà người Trung Hoa Ấn Ðộ, Tây Tạng lập thành môn khí công, Yoga nổi tiếng thế giới. Họ không chú trọng tập luyện cơ bắp như Tây phương. Họ chú trọng việc dùng tâm để củng cố cái gốc sức mạnh ở dưới bụng (Ðan Ðiền), ở xương sống để tạo thành một kình lực mới, khác hơn lực cơ bắp, và dữ dội hơn lực cơ bắp. Nhan nhản khắp Trung Hoa ngày nay, người ta thấy rất nhiều người luyện thành công môn khí công này với những năng lực đặc biệt như khinh thân, công phá, chữa bệnh... Còn những Lạt Ma Tây tạng thì được đánh giá cao hơn nữa .
Theo luật Âm Dương này thì những gì khuất phía dưới, núp phía sau, tiềm ẩn vô hình mới là cái gốc phát sinh ra những cái bề mặt. Người Ðông Phương khám phá luật này nên có phong cách sống trầm lặng sâu sắc hơn người Tây Phương

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2008

紅家拳 羅浮山 HỒNG GIA QUYỀN LA PHÙ SƠN

Hồng Gia là một phái lớn trong thập đại danh gia của võ lâm Trung Quốc (Hồng, Lưu, Lý, Thái, Mạc, Phật...). Hồng Gia thuộc dòng nội gia còn gọi là La Phù Sơn Huyền Công, khác với Hồng quyền của Hồng Huy Quan thuộc ngoại gia, vốn chủ trương “trong cương có nhu”.
Hồng Gia Quyền đi theo xu hướng “trong nhu có cương, trong sự mềm mại của bông gòn có sắt thép”.
Hồng Gia truyền đến Việt Nam hơn nửa thế kỷ, và đã đồng hóa trở thành Hồng Gia Việt Nam. Người nhận lãnh trọng trách chưởng môn là võ sư Lý Hồng Thái, hiện đang định cư ở Mỹ. Vừa trở vê VN, chưa kịp nghỉ ngơi ông đã có một buổi xêmina dành cho cao đồ và các bằng hữu.
Những điều ông nói thật khó cảm nhận đối với nhiều người vốn mang nặng lý tính. Thế nhưng ông không nói suông mà đã chứng minh thế nào là “quên bỏ hết để trở về gốc, đến không còn vướng bận, không còn trụ vào đâu nữa, đi ngược với lẽ thông thường, thay vì tích trữ ta xả bỏ”. Với động tác rũ cốt, ông biến mình thành “bộ xương”, không cầu sinh, không cầu tử. Người môn đồ lấy hết sức bình sinh đấm vào bên phải “bộ xương” đó thì bên trái đòn tự động bật đánh lại, đánh bên trên thì bên dưới bật đá ra.
Đánh chậm nó phản đòn chậm, đánh nhanh nó phản đòn nhanh. Thoắt cái, ông trở về trạng thái bình thường, và chậm rãi giải thích: “Thật ra nó không lo tự vệ cũng như có ý định đánh lại ta, trái lại nó nương vào ta, nhờ ta động mà nó sống. Sự phản đòn của nó là hoàn toàn tự nhiên, không tính toán, không chiêu thức”.
Võ sư Lý Hồng Thái là bậc kỳ tài võ thuật. Ông đã đi khắp thế giới và “lâm sàng” với nhiều môn phái. Các tạp chí võ thuật nổi tiếng như Kung Fu, Karate Bushido, Black Belt... ở nước ngoài đều có những bài viết trang trọng về ông. Ông cũng đã tìm về La Phù Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) để nhận chân lại nguồn gốc. Tuy nhiên môn Huyền công một thời vang bóng giờ đã lụi tàn. Thời gian như bóng câu, cái gì không được gìn giữ thì sẽ nhanh chóng mai một, thất truyền. “Cũng may là dòng võ đặc dị này còn lưu giữ tại Việt Nam”.
...Ngày ấy là một buổi sáng mùa xuân, tiết trời Hà Nội hãy còn lạnh buốt. Bên trong một trang viên có một cậu bé ốm yếu, tính mạng đang lâm vào tình trạng thập tử nhất sinh. Một hán tử xuất hiện dùng thuật châm cứu kịp thời cứu sống đứa bé. Và trang hán tử đó đã nhận đứa bé làm dưỡng tử đưa về Tàu chạy chữa, với lời hứa: “Ba năm sau lên núi La Phù, xem sự sống chết của đứa trẻ ra sao”.
Người hán tử trung niên ấy chính là sư phụ Lý Văn Tân, chưởng môn của thánh địa La Phù Sơn. Đứa bé ấy chính là cháu bôn đời của cụ Tam nguyên Yên Đô Nguyễn Khuyến, người sau này khai sáng môn Hồng Gia Việt Nam, có tên là Nguyễn Mạnh Đức. Như một cơ duyên, cậu bé Nguyễn Mạnh Đức theo thầy tu tập ròng rã hơn hai mươi năm trên sơn động.La Phù Sơn, nằm giữa Quảng Châu và Huệ Châu, trước thời nhà Đường, vùng này thuộc đất Giao Chỉ. Tương truyền tại núi La Phù nửa đêm có thể nhìn thấy mặt trời. Núi có hai lầu đá, chùa Diên Tường ở lầu nam, động Chu Minh ở phía sau Xung Hư quán, được coi là động thứ bảy của cõi bồng lai. Sau quán Xung Hư có đàn Triều Đẩu (đàn ngắm sao) của Chu Minh chân nhân. Vùng này nghe có nhiều đan sa, nên Cát Hồng đời Đông Tấn thích phép đạo dẫn thần tiên, đã đưa gia đình về đây để luyện tiên đan hòng cầu trường sinh bất tử. Ngọn núi này cũng là nơi xuất phát môn phái Hồng Gia Quyền - Huyền công La Phù Sơn.
Ngày xuống núi, Nguyễn Mạnh Đức không những tinh thông Thập bát ban võ nghệ, còn am tường dịch học, y lý và và nắm vững toàn khâu bộ Thái Ât chân kinh.
Hồng Gia Quyền được truyền bá và đón nhận nồng nhiệt tại Việt Nam. Có thể do những chiêu thức kỳ ảo biến hóa khôn lường như Ma vân thủ, hay ở bộ pháp linh hoạt tuyệt diệu của Địa đàng công, hoặc ở phần tâm pháp Xả kỷ tùng nhân, Tiên ưu hậu lạc... là hấp lực lôi kéo mọi người đến với Hồng Gia.
Khi chuyên cần luyện tập nội công và quyền pháp Hồng Gia, người luyện sẽ khám phá được sức vận chuyển âm thầm của ngũ hành, hiểu được thế nào là “nước mềm làm mòn đá cứng” để thấu triệt nguyên lý lấy nhu thắng cương. Khi áp dụng vào tấn pháp có thể đạt đến trạng thái cực tĩnh để quán thông được nhất cử, nhất động của đối phương. Đây cũng là cái tĩnh của bậc hiền nhân khi tâm tư đã lắng đọng để giao hòa cùng thiên nhiên nhiên, vạn vật.
Võ sư Lý Hồng Thái đã tiếp nhận toàn bộ tuyệt kỹ từ tay sư phụ và cũng là thân phụ ông truyền lại. Với trách nhiệm xiển dương dòng phái, ông đã ngày đêm miệt mài mang những tinh hoa võ học của người xưa “phổ” lại cho người Việt Nam. Tại Mỹ, ngoài trụ sở Tổng đàn đặt tại Westminster, còn có các sân tập tại San Jose, Washington D.C. Tại các nước Pháp, Đức, Úc, Canada là nơi có đông đảo người Việt sinh sống đều có những sinh hoạt của Hồng Gia Việt Nam. Đặc biệt, tại Belarus và Nga, Hồng Gia Quyền phát triển rất mạnh với sự truyền bá của võ sư Lâm Thành Khanh.
Dù phát triển ở đâu, trên huy hiệu của dòng phái, ba chữ La Phù Sơn được gắn liền với sinh mệnh của Hồng Gia Việt Nam, như một biểu tượng của tinh thần “uống nước nhớ nguồn” thấm nhuần tinh thần võ đạo dân tộc.
VÕ CHIÊU
Trich t ừ Vi ệt B áo

HƠI THỞ TRONG CUỘC SỐNG

Trong cuộc sống hiện nay, ăn và thở là điều cơ bản trong con người, không có ai mà không ăn , không thở, nhưng hơi thở thì quan trọng hơn ăn, nếu ngưng thở thì không sống được, cho nên nhịn ăn nhịn uống thì dể nhưng muốn nhịn thở thì không được. Do như vậy ta thấy rằng chính hơi thở mới là quyết định sự sống của con người. Các vị Lạt Ma bên Tây tạng họ luyện thở Yoga nói: "Làm chủ được hơi thở của chính mình là làm chủ sự sống". Nhưng làm thế nào để làm chủ được hơi thở, khi mà hơi thở không mất tiền mua, không phải là món vật quý hiếm, giá trị của nó không có, đâu đâu ai cũng có thể xài được và cũng chẳng có ai tranh dành, Ông hoàng , Bà chúa cho đến người bần cùng, các loài vật cây cỏ cũng cần đến . Đó là không khí một vật thể không mùi không sắc nhưng vô cùng quý giá mà chẳng ai quan tâm đến. Do vậy từ những hàng ngàn năm trước các vị tiền nhân họ đã tìm ra phương pháp hít thở cái không khí quý hiếm này do trời ban tặng cho người. Thở có phương pháp sẽ giúp cho ta đạt được những gì bổ ích cho sức khoẽ, sự sống và cả cho sự phát triển về tinh thần và trí tuệ. Đó là những phương pháp thở có ý thức còn gọi là Khí Công, trong Khí công có nhiều trường phái, mổi thầy dạy 1 cách, nói chung ai dạy cũng đúng nhưng đúng như thế nào là hiệu quả cao. Ở Trung quốc thì có khí công của các vị sư tăng, và các Đạo sĩ, bên Tây tạng thì có các vị Lạt Ma, do như vậy nếu nói về thở Khí công cũng làm cho nhiều người rối lên, vi chẳng biết ai đúng ai sai. Theo tôi đã từng tập luyện nhiều và cũng biết nhiều võ phái nên vấn đề đó cũng có nhiều kinh nghiệm.
Khí công chia làm 2 loại, thứ nhất là Khí công động; thứ hai là khí công tĩnh, cả hai loại này ai tập được thì rất tốt cho sức khoẽ.
Khí công động là thuộc dạng vận động cơ thể kết hợp cùng hơi thở, giống như vận động thể dục, Thiếu lâm thì có Dịch Cân Kinh, dưỡng sinh thì có Thái cực Quyền; Nội gia quyền thì có bài Ngũ cầm Hí v.v...Những phương pháp đó dùng để dưỡng sinh và tự điều chỉnh mất cân bằng, trong cơ thể con người, tập luyện cần nơi vắng lặng không tiếng ồn, không bụi bẩn, không khí trong sạch quang cảnh đẹp hài hoà. Tránh tập luyện khi trời mưa, sấm chớp. Nếu tập trong nhà cũng phải cần như vậy
Khí công tĩnh là phương pháp Tĩnh toạ, Thiền định và vận hành khí luân chuyễn trong cơ thể qua hai kinh mạch Nhâm và Đốc và dùng ý thức của mình làm chủ các hoạt động của khí. Phương pháp này phải kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa ý thức , nội lực và hơi thở phải đồng bộ giữa trạng thái thực với trạng thái vô hình ( những trạng thái có nhiều điều bí ẩn , khi khai thông được huyệt Bách hội)
Đó là những cách luyện thở có ý thức mà chúng ta ai cũng cần phải quan tâm , đừng lãng phí cái quý hiếm của thiên nhiên ban tặng cho con người, chúng ta hãy tận dụng nó đưa vào cơ thể chúng ta để tăng sức mạnh , đẩy lùi bệnh tật, chẳng mất tiền mua chỉ bỏ ra vài giờ để thu nạp vào chúng ta mổi tối hoặc mổi sáng như 1 bài thể dục chạy bộ