Thứ Tư, 17 tháng 9, 2008

ĐIỂM HUYỆT

ĐIỂM HUYỆT

Điểm huyệt là môn có lịch sử từ rất lâu đời, là một phần chủ yếu của võ thuật cổ đại Trung Quốc, được giữ kín ít khi truyền thụ ra ngoài lý do tính cách nghiêm trọng và nguy hiễm của nó cho nên điểm huyệt càng thêm sâu sắc và thần bí hơn. Điểm huyệt là một kỹ thuật tấn công lấy huyệt đạo và kinh lạc trên cơ thể con người làm mục tiêu, căn cứ vào nguyên lý không thông thì đau, và các thủ pháp điểm, đánh , vuốt, cầm nã, động tác xuất chiêu thần tốc, dứt khoát nhanh và mạnh chính xác , vận dụng nội lực , đánh vào các huyệt đạo hiểm yếu trên cơ thể, để cắt đứt khí huyết nuôi cơ thể của đối phương, điều này làm khí huyết tắc nghẽn không lưu thông được và mục đích khống chế đối phương.

Trong ứng dụng thực tế của điểm huyệt chú trọng các tuyệt kỹ của Thiếu Lâm, Võ đang, Công gia, và trong dân gian. Điểm huyệt lưu hành phổ biến trong chúng ta không ngoài điểm huyệt trị bệnh, sức khoẽ hay sự miêu tả trong các tiểu thuyết võ hiệp, trên film ảnh, điểm huyệt còn gọi là "bác kích" là tán đả, tán thủ, kỹ kích của ngày nay, cái được gọi là điểm huyệt bác kích truyền thống thì ít người biết đến, mặc dù các tạp chí, sách vở có ghi chép lại nhưng cũng không đầy đủ chính xác. Cho nên điểm huyệt bác kích phải vận dụng nội ngoại lực của võ thuật thông qua một bộ phận nào đó làm công cụ đánh vào huyệt đối phương, kỹ thuật chính xác và tốc độ nhanh, từ đó sẽ gây ra một loạt những hậu qủa khí chạy theo kinh lạc không thông bị cản trở hoặc chạy rối loạn, gây nên đau đớn, nhức mỏi, choáng váng, hôn mê và có thể gây tử vong.

Điểm huyệt là nhắm vào các vị trí quan trọng trên cơ thể con người, vận dụng nội lực và võ công để phát huy kỹ thuật đánh, điểm, chụp cầm nã khiến đối phương mất khả năng phản kháng. Có các đặc điểm sau:

1. Ý- Khí - Lực hợp nhất chính là đặc điểm nổi bật của điểm huyệt

2. Kỹ pháp toàn diện, ngoài nội lực phải khéo léo kỹ pháp đánh trúng chính xác tốc độ nhanh vào các huyệt đạo

3. Bộ vị tinh tế là điểm vào các bộ phận huyệt vị , nó thu nhỏ lại càng nhỏ hiệu quả của đòn đánh tăng cao so với không đánh trúng

4. Công kỹ kết hợp là sự kết hợp hữu cơ thông qua công lực và kỹ thuật đánh trong võ thuật. Nội lực là gốc, kỹ pháp là phương tiện đả thương

KINH LẠC: Là con đường để khí, huyết, chất dịch vận hành trong cơ thể, đường chính gọi là Kinh , đường nhánh gọi là Lạc. Kinh Lạc có đường hướng tuần hoàn một cách quy luật và có sự liên kết phức tạp, phân bố đi khắp cơ thể như cơ quan nội tạng, các khoang cũng như da lông gân cốt liên kết mật thiết với nhau thanh một chỉnh thể hửu cơ thống nhất.

Kinh Lạc chia ra hai bộ phận gồm Kinh mạch và Lạc mạch. Kinh mạch chủ yếu có hai loại lớn là Thập nhị kinh mạch và Cơ kinh bát mạch

1./ Thập nhị kinh mạch: là bộ phận chủ yếu trong kinh lạc, còn gọi là Thập nhị chính kinh, gồm có Thủ thái âm phế kinh, Thủ thiếu âm tâm kinh, Thủ liễm âm tâm bào kinh, Thủ dương minh đại tràng kinh, Thủ thái dương tiểu tràng kinh, Thủ thiếu dương tam tiêu kinh, Túc thái âm tỳ kinh, Túc thiếu âm thân kinh, Túc liễm âm can kinh, Túc dương minh vị kinh, Túc thái dương bàn quang kinh, Túc thiếu dương đãm kinh, đây là căn cứ theo nguyên tắc tạng thuộc âm, Phủ thuộc dương, bên trong là âm, bên ngoài là dương, đem các kinh căn cứ vào tạng phủ mà chúng thuộc về kết hợp với bộ phận của tứ chi mà chúng tuần hoàn về, để định ra tên gọi của các kinh
Thập nhị kinh mạch phân bố trên tứ chi là Thái âm, Dương minh ở trước, Liễm âm, Thiếu dương ở trung gian, Thiếu âm, Thái dương ở sau.

Trên cơ thể Thủ túc tam âm dương kinh phân bố ở đầu mặt, trước, sau, cạnh bên của thân người, Thủ túc tam âm kinh thì phân bố ở vùng ngực, bụng. Thập nhị kinh mạch phân bố đối xứng với nhau hai bên cơ thể tuần hoàn theo một phương hướng nhất định. Quy luật tuần hoàn giao tiếp chung của chúng là:

- Thủ tam âm, từ ngực về tay, nối với Thủ tam dương

- Thủ tam dương, từ tay đến đầu, nối với Túc tam dương

-Túc tam dương , từ đầu đến chân, nối với Túc tam âm.

- Túc tam âm, từ chân đến ngực, nối với Thủ tam âm

Như vậy chúng cấu thành một đường tuần hoàn âm dương tương quan, tuần hoàn như không có đầu có cuối. Thập nhị kinh mạch là đường lưu thông khí huyết. Sự vận hành của khí huyết trong kinh mạch là kinh này nối tiếp kinh kia ứng theo từng giờ , thủ túc âm dương kinh nối tiếp nhau tuần hoàn thông suốt. Bắt đầu tuần hoàn từ thủ thái âm phế kinh, lần lượt đến Túc liễm âm can kinh, rồi đến Thủ thái âm phế kinh, đầu đuôi nối nhau , tuần hoàn không dứt

2.-Cơ kinh bát mạch: Là chỉ 8 mạch bao gồm Đốc mạch, Nhâm mạch, Xung mạch, Đới mạch, Âm duy mạch, Dương duy mạch, Âm lạc mạch, Dương lạc mạch, gọi chung là Cơ mạch là muốn thể hiện ý không giống với Thập nhị kinh mạch và liên hệ trực tiếp với tạng phủ, trong ngoài phối hợp với nhau, có quy luật vận hành như không có đầu cuối, phân bố theo những huyệt vị chuyên biệt của kinh đó, cho nên gọi chúng là Cơ kinh bát mạch.

Cơ kinh bát mạch sinh ra tử Thập nhị kinh mạch, quan hệ rất mật thiết với thập nhị kinh mạch, nó có chức năng điều tiết khí huyết âm dương của Thập nhị kinh mạch, nó có chức năng điều tiết khí huyết âm dương của Thập nhị kinh mạch, khi khí huyết của thập nhị kinh mạch căng đầy, thì nó chảy vào cơ kinh bát mạch để tích trử dự trữ. Khi hoạt động chức năng sinh lý con người cần đến, thì cơ kinh có thể dẫn ra va cung ứng

3.- Các huyệt hiểm yếu:

a/ Vùng đầu mặt:

1/ bách hội: tên gọi khác là Tam dương ngũ hội, Điên thượng, Thiên mãn, Nê hoàn cung, Duy hội , Thiên sơn. Thuộc Đốc mạch, là huyệt giao nhau giữa Đốc mạch , túc thái dương

Tác dụng: Tổn thương huyệt vị , đại não và nội tạng, lam rối loạn nội khí, thậm chí tử vong

2/ Thần đình: Tên gọi khác là Phát tế, thuộc Đốc mạch, thái dương, dương minh kinh.( năm ở chân tóc theo đường thẳng xuống sống mũi)

Tác dụng: tổn thương huyệt vị nội tạng làm rối loạn nội khí dẫn đến tử vong

3/ Ấn đường: thuộc về kinh ngoại cơ huyệt( nối hai chân mày)

Tác dụng: rối loạn nội tạng , nghiêm trọng có thế mất mạng

4/ Tố Mậu: tên gọi khác là Tị chuẩn, Chuẩn đầu, Diện vương, Diện chính ( trên đầu mũi) thuộc về Đốc mạch

Tác dụng: làm xuấất huyế không ngưng, có thể hôn mê bất tỉnh

5/ Thuỷ cấu:Tên gọi khác là Nhân trung, Tị nhân trung, Quỷ thị, Quỷ khách sảnh ( dưới mũi) thuộc về Đốc mạch, tâm túc dương minh kinh

Tác dụng : rối loạn nội khí

6/ Á môn: Tên gọi khác là Thiệt hoành, Thiệt yếm, Thiệt căn, Thiệt thủng, Hoành thiệt, yếm thiệt( nằm giữa chân tóc sau gáy)

Tác dụng: rối loạn nội khí cổ đau buốt năng có thể tử vong

7/ Giáp xa:Tên gọi khác là Cơ quan, Cơ môn, Khúc nha, Xỉ nha, Nha xa, Quỷ sàng, Quỷ lâm( khúc cong dưới tai)

Tác dụng: khiến xương cổ không cử động được, khó nói năng hợăc khớp xương hàm dưới trật khớp


1 nhận xét:

Unknown nói...

Quá hay thầy ạ