Thứ Năm, 10 tháng 4, 2008

THÁI CỰC KÌNH ( THÁI CỰC QUYỀN)

Quyền phổ khẩu quyết của Thái cực
"Hư linh đỉnh kình, khí trầm đan điền
Hàm hung bạt bối, trầm kiên truỵ chẩu
Tùng yêu viên đan, khai khoá khuất tất
Thần tụ khí liễm, thân thủ phóng trương
Trên là 4 quy định của quyền phổ. Hư linh đỉnh kình và Khí trầm đan điền ý nói là phần đầu treo lên như có sợi dây, buông lỏng cơ thể . Hàm hung bạt bối lấy trước ngực làm cột trụ như miệng rồng ngậm lại, phía sau lưng mở rộng như lưng Gấu phóng trương. Trầm kiên trụy chẩu là hai vai trầm xuống hai chỏ khép lại . Tùng yêu viên đan và khai khoá khuất tất là vùng eo phải uyển chuyễn buông lỏng hai chân xoay tròn vừa sắp xếp tư thế dưới chân tấn có thể phóng trương thay đổi hư và thực. Thần tụ khí liễm và thân thủ phóng trương là tinh thần tập trung lại 1 chổ bình tỉnh mọi sự vật chuyễn động ta không động thân thủ buông lỏng phóng trương để tăng tính đàn hồi
Gộp 4 quy định trên ta thấy Thái cực đối với thân thể tay chân đòi hỏi phải có sự phóng trương, vì sự phóng trương sinh ra tính đàn hồi mà tạo thành "băng kình" là điều cơ bản của Thái cực ngoài ra có thể khiến cho tinh thần của chúng ta hưng phấn tự nhiên, không phát sinh gồng cứng mà thành bệnh hay dùng sức lực vụng về ( chuyết lực). Phóng trương khiến cho bên trong thân thủ có cảm giác tinh tế và bền bỉ , còn dùng sức vụng về do gồng cứng cho ta thân thủ có cảm giac thô sơ .
TÁM LOẠI KÌNH VÀ TÍNH ĐÀN HỒI CỦA BẰNG KÌNH
Thái cực dụng ý không dụng lực vụng về (chuyết lực) , nhưng không nói là dùng ý mà không dùng kình, bởi vì Thái cực là do 8 loại kình cấu thành, 8 loại kình đều có tính đàn hồi và phóng trương, vì vậy gọi là kình mà không gọi là lực, ai nhìn vào cũng chỉ thấy đó là lực bởi do kình mắt không nhìn thấy được, 8 loại kình tùy theo tên gọi không giống nhau, nhưng thực chất chỉ là một loại "Bằng Kình" nội dung của 8 kình chia ra như sau.
1.- Tất cả các động tác chưởng tâm vặn xoắn ( triền ty) từ trong ra ngoài gọi là Bằng Kình.
2.-Tất cà động tác chưởng tâm văn xoắn từ ngoài vào trong gọi là Lý Kình.
3.- Hai chưởng cùng lúc dùng bằng kình giao nhau đẩy ra ngoài gọi là Tê Kình.
4.- Chưởng tâm dùng bằng kình cuộn xuống thâm nhập vào 1 điểm mà không rời ra gọi là Án Kình.
5.- Hai chưởng hợp nhau bên phải bên trái , phía trước phía sau bằng bằng kình chia ra làm hai gọi là Thái kình.
6.- Dùng bằng kình trong động tác cong, co lại rồi tung ra trong cự ly ngắn, có tính bật như lò xo gọi là Liệt Kình.
7.- Cánh tay cuộn lại, dùng bằng kình của cùi chỏ gọi là Chẩu Kình.
8.- Chỏ đánh ra ngoài 1 vòng tròn dùng bằng kình của 3 đường phòng tuyến thân thể gọi là Kháo Kình (3 đường phòng tuyến : cánh tay, chỏ , vai).
Gộp 8 Kình ở trên chung quy cũng chỉ có một Kình chính là Bằng Kình. là một loại Kình bật ra như lò xo, mềm mại mà không đứt đoạn, đó là điều cơ bản của Thái cực, ai không nắm rỏ điều này thì không phải Thái cực Quyền.
Muốn luyện được Bằng Kình trước tiên phải phá bỏ mọi tư tưởng cũng như hành động cứng ngắt của thân thể gia tăng về nội công ( nội công Hồng Gia) tập luyện vặn xoắn các cơ tay, chân, eo, cổ cho thật mềm mại và khí huyết lưu thông trong kinh mạch không bị bế các huyệt đạo tinh thần luôn luôn sãn khoái thì khi tập luyện Kình phát ra như lò xo phóng trương toàn thân , luyện kình như luyện thép cứng mà không gãy mềm mà không nhủn đó mới là Kình mọi sự vận động của Thái cực giống như quấn ( Triền ty Kình) ý muốn nói hình tượng vận kình vặn xoắn, vặn xoắn theo một đường cong tương tự như một viên đạn bắn ra khỏi nòng súng và bay ra trong không gian vẩn xoay chuyễn trong tuyến vòng tròn của đường thương tuyến của khẩu súng đó. Triền ty Kình của Thái cực phải đúng theo hình thức này .

Không có nhận xét nào: