Thứ Tư, 2 tháng 4, 2008

Các triệu chứng bệnh do tắc nghẽn khí và cách xử lý:
Đan điền là bể chứa tiên thiên khí, khi còn trong bào thai, cửa huyền quan thường mở , chân khí qua đó mà thâm nhập tàng chứa tại đan điền, sau đó phân phối cho ngũ tạng lục phủ, một phần lớn cung cấp cho mệnh môn tiết ra ngoài theo tinh sinh dục để thụ thai, cho nên trong tinh sinh dục có chứa khí tiên thiên, nếu sinh hoạt tình dục quá độ, rút hết khí của đan điền thì thì đan điền sẽ tự động rút khí của ngũ tạng và lục phủ để cung cấp cho hoạt động này, kết quả là sẽ yểu mệnh.cho nên sinh hoạt tình dụng điều độ thì sẽ không hao tổn tiên thiên khí qúa mức, nhưng cũng không cần diệt dục vì đó là quy luật tự nhiên, tiên thiên khí vẫn sẽ hao tổn khi ngủ mê nếu bị dồn nén lại.bàng môn tiểu thuật bày ra thuyết luyện tinh hoá khí thực ra không phải là tinh có thể bốc hơi thành khí mà là trong khi xuất tinh thì tìm cách giử tiên thiên khí lại đưa qua huyệt vĩ lư, đây chẳng qua là cách tiết kiệm chân khí để kéo dài tuổi thọ mà thôi.

Các phép luyện khí công dạy người ý thủ đan điền, nếu ở người có tiên thiên khí bẩm sinh mạnh thì lực lượng ở đan điền sẽ đủ mạnh để đột nhập vĩ lư, nếu không đủ lực lượng thì nó sẽ hút khí ngũ tạng lục phủ ra để làm việc này, vì vậy mà khi mới bắt đầu thủ ý thường không có cảm giác, sau một thời gian thì bắt đầu nhận được khí cảm là do khí từ tạng phủ được hút từ từ vào đan điền.

Khi chân khí ở đan điền đủ mạnh thì nó đột nhập vĩ lư huyệt, thời gian này thường thấy huyệt hội âm nhảy nhót rung động, khí đi qua vĩ lư như dòng nước mát chảy qua, nhưng thường nó sẽ không qua hết, một phần bị tắc nghẻn lại và tồn lưu xuống kinh mạch ở mông và hai chân, người này sẽ mắc bệnh đau giống như đau thần kinh ở mông và chân, bệnh khi nặng khi nhẹ bất thường, trường hợp đau nặng không thể đi lại được.phần khí vượt qua vĩ lư sẽ tiếp tục đi lên mệnh môn, thời gian này thấy mệnh môn thường nhảy động, sau khi đủ lực lượng tiếp tục thẳng lên giáp tích, đây là cữa ải khó vượt qua, nếu bị tắc nghẽn ở đây thì sẽ bị đau mỏi lưng, người bệnh không thể nằm ngữa khi ngủ, bệnh tăng nặng vào đêm, đau mỏi dữ dội, nơi đau không cố định mà di chuyển qua lại, biểu hiện giống như đau các dây thần kinh ở vùng lưng, ban ngày thì bệnh giảm nhẹ hoặc khỏi hẳn, đêm lại phát bệnh, không gây tổn thương ở xương sống.

Một phần chân khí sẽ vượt giáp tích và tiến lên huyệt đại chùy và phong phủ đột nhập ngọc chẩm quan, đến đây sẽ gặp tắc nghẽn, chân khí sẽ thâm nhập vào cổ họng và lưỡi làm tê cứng vùng họng và lưỡi, lưỡi thường xuyên bị tê đau cứng, đặc biệt khi căng thẳng thần kinh và khi đọc sách các triệu chứng càng tăng mạnh kèm theo nhức đầu, có thể gây ra các chứng viêm xoang, tắc mũi, đau khớp thái dương, đặc biệt triệu chứng dễ thấy bên ngoài nhất là hay ngáp dài, không buồn ngủ cũng ngáp, cứ 5 phút thì lại ngáp một lần, trường hợp này khí không thể nhập ngọc chẩm quan mà bế tắc tại phong phủ, các triệu chứng trên ảnh hưởng vô cùng lớn tới năng xuất làm việc.
Cách xử lý có hai phương pháp:
1. Theo truyền thống, dùng ý thủ tại những nơi tắc nghẽn, nhằm tập trung chân khí bị tắc nghẽn lại và vượt ải, lần lượt tập trung lâu dài ở vĩ lư, giáp tích, thiên đột, phong phủ, chỉ tập trung chứ không dẫn khí, để nó tự vượt ải, khi vượt ải thì thấy xương sống bị kéo căng ra đến mức mỏi cơ xương sống, khi không thể chịu đựng được nữa thì chuyển sang huyệt kế tiếp, khi toàn bộ khí đột nhập qua ngọc chẩm quan rồi thì không cần quan tâm nữa, nó sẽ nhập vào não môn.
2. Nếu theo cách truyền thống không hiệu quả thì có thể dùng châm cứu tại những nơi bế tắc , nhưng cách này dễ làm cho chân khí bị hao tán.

Không có nhận xét nào: